Tái sử dụng nước thải là việc sử dụng nguồn nước hiệu quả, duy trì tính an toàn. Từ đó tạo ra lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp và nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường

Tái sử dụng nước thải là gì?

Hiểu đúng về khái niệm tái sử dụng nước thải

Tái sử dụng nước và nước thải là việc sử dụng lại nguồn nước đã được sử dụng và thải bỏ. Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà nước tái sử dụng được xử lý bằng các công nghệ và quy trình khác nhau, từ đó đạt được chất lượng mong muốn sử dụng nước của con người.

tai su dung nuoc thai
Tái sử dụng nước là tiết kiệm tài nguyên

Tái sử dụng nước là việc khai thác nước một cách hiệu quả, đưa nước đã được khai thác đi vào một vòng tuần hoàn khép kín, không tạo ra nước thải gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường và hệ sinh thái.

Ý nghĩa của việc tái sử dụng nước thải?

Trong kinh tế, tái sử dụng nước giúp tiết kiệm được chi phí sử dụng nước, chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước cấp đầu vào cho quy trình sản xuất và chi phí xử lý nước thải.

Một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tái sử dụng và quay về đầu vào của quy trình sản xuất còn tiết kiệm được chi phí xử lý nước, diện tích lắp đặt bồn bể và chi phí xả thải vào khu xử lý tập trung thuộc các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất.

Ý nghĩa đối với môi trường và hệ sinh thái, gồm một số ý nghĩa như là:

  • Giảm thiểu việc khai thác nước ngầm
  • Cải thiện nguồn nước mặt
  • Chống sụt lún
  • Nạp nước ngầm
  • Chống xâm ngập mặn

Cung cấp nước cho nông nghiệp, tưới tiêu, cảnh quan xanh

Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Nhìn chung các giá trị mà việc tái sử dụng nước và nước thải mang lại

  • Tiết kiệm chi phí vận hành sản xuất, đầu tư hiệu quả
  • Xây dựng sản phẩm với thương hiệu thân thiện môi trường
  • Bảo vệ nguồn nước sạch và hệ sinh thái nước, môi trường
  • Giảm thiểu tình trạng phát triển khai thác các nguồn nước mới
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch

Với 2.5% trên 70% nước bao phủ  trên trái đất đạt tiêu chuẩn để sử dụng cho sinh hoạt trong khi khoảng 2 tỷ tấn rác thải được thải vào nguồn nước này mỗi ngày; và có khoảng 2,2 tỉ người sống thiếu nước sạch (theo bệnh viện nhi đồng thành phố thống kê).

Trong tình trạng thiếu nước sạch đang diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới cho thấy việc tái sử dụng nước và nước thải đang là phương án được cân nhắc hàng đầu của các doanh nghiệp và các quốc gia.

Nguồn: Bệnh viện nhi đồng thành phố

Mặc dù đóng góp giá trị vô cùng to lớn nhưng việc tái sử dụng nước thải vẫn chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn triển khai vì có nhiều lo ngại về chất lượng và chi phí đầu tư ban đầu lớn.  Vậy chúng ta cùng đánh giá tính khả thi của việc tái sử dụng nước thải để giải đáp thắc mắc và quan ngại từ các nhà đầu tư

Tính khả thi của việc tái sử dụng nước thải sau xử lý

Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu, chương V Quản lý nước thải có quy định Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.

Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới khác cũng có những khuyến khích và ưu đãi đặc biệt đối với các đơn vị, tổ chức có hoạt động, chính sách tiết kiệm tài nguyên nước.

Cùng các lợi ích mà việc tái sử dụng nước thải cho kinh tế, xã hội, môi trường, hệ sinh thái, khu dân cư đô thị, … cho thấy linh vực này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với con người.

Cần có các chính sách khuyến khích và bắt buộc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tái sử dụng khi xây dựng nhà máy sản xuất với các ngành sản xuất tiêu thụ lượng nước lớn.

Khó khăn để đạt được yêu cầu đối với chất lượng nước thải cho việc tái sử dụng

Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà có những yêu cầu cụ thể đối với chất lượng nước thải sau xử lý. Cần loại bỏ hoàn toàn các thành phần độc hại, nguy hại, vi khuẩn, virus, … thường phải đạt quy chuẩn Việt Nam về nước mặt QCVN 08 – MT:2015/BTNMT cột B1 đối với nước sau xử lý dùng cho mục đích tưới tiêu

Các ngành công nghiệp sản xuất sẽ đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với từng chỉ số chất lượng nước từ đó đảm bảo rằng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn tuần hoàn về toàn bộ hoặc một phần của quy trình sản xuất.

Xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn tái sử dụng cho dân sự

Hiện nay, quy trình công nghệ tại TVTS đã đáp ứng được các yêu cầu về tái sử dụng nước thải tuần hoàn cho một số ngành sản xuất yêu cầu cao như:

  • Ngành dệt nhuộm
  • Ngành thực phẩm
  • Nhà máy sản xuất nước giải khát
  • Nước thải thuộc da,
  • Sản xuất giấy và bột giấy
  • Ngành nhiệt điện

Và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tái sử dụng vào các hoạt động dân sự cho các nhóm nước thải như là:

  • Nước thải nguy hại (nước thải được thải ra từ các quá trình sản xuất tạo ra chất thải nguy hại, rửa vết hàn, sản xuất bo mạch điện tử, …)
  • Nước rỉ rác (nước thải được thu gom từ các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, …)
  • Và các nhóm nước thải khó xử lý có chỉ số TDS lên đến 100.000 ppm

Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống

Chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành hệ thống tiết kiệm khi được đầu tư thiết bị hiện đại, có chất lượng cao.

Tại TVTS, chúng tôi lắp đặt hệ thống xử lý nước với các thiết bị tiên tiến, hiện đại, tuổi thọ cao, được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới từ các quốc gia như Mỹ, Đức, Ý, Anh, Pháp, Nhật Bản, …

Chúng tôi luôn đồng hành cùng quý khách hàng, lên Capex và Opex cũng như đánh giá hiệu quả trong đầu tư hệ thống tái sử dụng nước thải và tuần hoàn nước cho quy trình sản xuất. Khi công suất nước xử lý càng lớn thì hiệu quả đầu tư hệ thống về lâu dài càng cao.

 Hiện trạng tái sử dụng nước thải tại Việt Nam

Thực trạng sử dụng nước tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn quanh năm (khoảng 1500 đến 2000 mm – nguồn Luật Hoàng Phi).

Đặc điểm địa hình nhiều song ngòi, kênh rạch, có đồng bằng phù sa, đường ven biển dài giúp lượng nước ngọt ở nước ta luôn đầy đủ, không rơi vào tình trạng thiếu nước sạch ngọt để sử dụng.

Nhưng chúng ta sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu nước báo động bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như là:

  • Có nguồn tài nguyên dồi dào mà việc khai thác nước cho sản xuất không được quy hoạch rõ ràng.
  • Dân số và kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao
  • Hệ thống song ngòi ở nước ta là hạ nguồn, trong khi các quốc gia ở thượng nguồn đang tăng cường khai thác nước.
  • Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng lũ lụt, sạt lở ngày càng gia tăng
  • Nước biển dâng, xâm nhập mặn
  • Nước tại thượng nguồn các sông tại Việt Nam cũng được khai thác cho ngành năng lượng

Trước thực trạng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, mà nước sạch ngày càng suy thoái và cạn kiệt. Từ đó, nước thải đang dần trở thành nguồn tài nguyên quý giá trong hiện thực ngày nay.

Vì việc tái sử dụng nước và nước thải sẽ là hướng đi đúng đắn cho việc tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

Tái sử dụng nước thải tại Việt Nam

Hiện nay nước thải tại một số doanh nghiệp đang được xử lý sơ bộ và đưa vào khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. đa số vẫn chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp ra môi trường.

Bên cạnh đó, đã có những doanh nghiệp chủ động lắp đặt và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đạt chất lượng nước sau xử lý cho việc vệ sinh xe chở hàng, đường nhựa, sân vườn, nuôi dưỡng mảng xanh, …

Trao đổi làm việc cùng trường Đại học Tôn Đức Thắng về giải pháp xử lý nước thải cà phê, ứng dụng cho quy trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tái sử dụng cho sản xuất
Trao đổi làm việc cùng trường Đại học Tôn Đức Thắng về giải pháp xử lý nước thải cà phê, ứng dụng cho quy trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tái sử dụng cho sản xuất

Chúng tôi đã và đang làm việc cùng một số đơn vị tiên phong tại Việt Nam khi ứng dụng quy trình kỹ thuật và công nghệ bởi TVTS để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tuần hoàn nước vào quy trình sản xuất theo một chu trình khép kín. (Tham khảo thêm về đối tác của chúng tôi tại các dự án tiêu biểu).

Công nghệ tái sử dụng nước thải tại TVTS

Quy trình công nghệ

Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những quy trình công nghệ riêng biệt.

Chúng tôi đề cập quy trình tái sử dụng nước ngưng của thiết bị bay hơi cà phê trong hệ thống sản xuất cà phê sấy lạnh tại Việt Nam.

Nước thải sau khi được xử lý yêu cầu đạt tiêu chuẩn QCVN 01- 1: 2018 BYT

Mô tả một số tính năng của công nghệ được sử dụng trong quy trình tái sử dụng nước thải

Công nghệ màng thẩm thấu ngược RO ROCHEM

Màng thẩm thấu ngược RO ROCHEM

MÀNG LỌC RO viết tắt từ hai chữ REVERSE OSMOSIS (THẨM THẤU NGƯỢC) Màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit, công nghệ lọc RO được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước và phát triển hoàn thiện vào thập niên 70 sau đó.

Đầu tiên nó được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của HOA KÌ. Được phát minh bởi nhà khoa học Oragin.

Sau này công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất, như sản xuất nước uống, cung cấp nước tinh khiết cho sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay phòng thí nghiệm, …

RO được xem như là màng siêu lọc

RO được xem như là màng siêu lọc hay là màng lọc tốt nhất hiện nay vì màng này có lỗ thấm nước nhỏ hơn kích thước vi khuẩn thông thường đến hơn 2.500.000 lần.

Ngoài ra, màng lọc RO còn có khả năng loại bỏ được các hợp chất hữu cơ, muối, đường, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất thuốc nhuộm…

Vì vậy RO được áp dụng cho việc sản xuất nước tinh khiết và thật sự là cuộc cách mạng của nhân loại trong việc sử dụng nước uống tinh khiết để nâng cao sức khỏe của mọi người. Các hệ thống RO này đã áp dụng rộng rãi tại các nước phương tây.

Việc sử dụng và kết hợp công nghệ thẩm thấu ngược RO ROCHEM vào quy trình xử lý nước sẽ mang lại chất lượng nước đạt tiêu chuẩn tái sử dụng cao, khả năng thu hồi nước lớn và thiết kiệm chi phí hóa chất vận hành.

Màng lọc MF, UF, NF

Vi lọc (MF)

Vi lọc (MF) là quá trình loại bỏ vật lý các chất rắn lơ lửng khỏi nước, qua màng. Vi lọc thường được sử dụng cùng với các quá trình phân tách khác như siêu lọc UF và thẩm thấu ngược RO.

Các bộ lọc được sử dụng trong vi lọc có kích thước lỗ lọc khoảng 0,1 – 10micron. Vi khuẩn và chất rắn lơ lửng là yếu tố chủ yếu có thể được loại bỏ thông qua vi lọc.

Ứng dụng điển hình cho hệ thống vi lọc (MF) là:

  • Tiền xử lý cho một quá trình xử lý nước khác
  • Có thể dùng để xử lý nước thải
  • Ứng dụng để tách dầu và nước
  • Khử khuẩn đồ uống và dược phẩm mà không làm mất hương vị
  • Chế biến các sản phẩm từ sữa trong khi vẫn giữ hàm lượng protein
  • Siêu lọc (UF)

Siêu lọc (UF)

Siêu lọc (UF) ngăn chặn vi-rút, đòi hỏi áp lực cao hơn một chút để đạt được điều này. Bộ lọc siêu lọc có kích thước lỗ khoảng 0,01 micron (nhỏ hơn).

UF có thể được sử dụng trong các quy trình sau:

  • Xử lý nước tinh khiết
  • Xử lý nước thải, tái sử dụng nước thải
  • Loại bỏ mầm bệnh từ sữa
  • Làm sạch nước ép trái cây
  • Lọc nano (NF)
  • Màng lọc nano thường loại bỏ 30% – 50% các ion đơn trị như clorua hoặc natri. Và loại bỏ 90 – 95% các ion độ cứng Canxi, Magie.
  • Thiết kế và hoạt động của các bộ lọc được sử dụng trong NF rất giống với màng lọc thẩm thấu ngược, với một số khác biệt. Những màng này không phải là màng cứng như màng RO và áp lực nước cấp thấp hơn. Bộ lọc lọc nano có kích thước lỗ khoảng 0,001 micron.
  • Màng nano còn được gọi là màng lọc ‘làm mềm vì nó thường được sử dụng để lọc nước với tổng lượng chất rắn hòa tan thấp, để loại bỏ chất hữu cơ và làm mềm nước.

Lọc nano NF

NF có thể được sử dụng trong các quy trình sau:

  • Xử lý nước tinh khiết
  • Tiền xử lý trước cho RO
  • Dược phẩm
  • Dệt may
  • Làm bánh
  • Sữa
Lò phản ứng bay hơi

Lò phản ứng bay hơi

Tên gọi chung là nồi hơi (hay còn gọi là lò hơi) có tên tiếng anh là Steam Boiler. Là thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho nhu cầu về nhiệt ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nồi hơi thường tham gia vào quá trình tái sinh hoàn tối đa lượng nước sạch có thể bằng cách hóa hơi chúng và cô cạn các chất trong nước. Tùy thuộc từng công nghệ và phương pháp hóa hơi mà ứng dụng vào từng công trình với tính chất và công suất khác nhau

Màng lọc sinh học MBR

Khái niệm về màng sinh học MBR

MBR là viết tắt cụm từ Membrane Bio-Reactor (Bể lọc sinh học bằng màng) có thể định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng.Đây là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi cho nước thải đô thị và công nghiệp trong các dự án lớn trên khắp Việt Nam và thế giới.

Việc ứng dụng Công nghệ Màng lọc MBR cho chất lượng nước sau xử lý tốt hơn, ổn định hơn công nghệ vi sinh truyền thống. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho một số mục đích (tùy trường hợp).

Màng MBR là một công nghệ nâng cấp của quá trình xử lý hoạt tính truyền thống (CAS). Trong đó, module màng MBR được nhúng vào bể Aerotank hoặc đặt vào bể riêng.

Thay vì bùn hoạt tính được lắng giữ ở bể Lắng thứ cấp trong phương pháp truyền thống thì màng MBR với vô số lỗ vi lọc sẽ giúp phân tách hoàn toàn hỗn hợp nước bùn.

Cơ chế hoạt động

Quá trình phân tách chất bẩn và vi sinh vật hoàn toàn bằng màng MBR nên không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, đồng thời tiết kiệm 50% diện tích bể sinh học.

Hệ thống xử lý dùng màng MBR vận hành dễ dàng và được thiết lập tự động. Thông lượng nước sạch hút ra qua bơm hút được kiểm soát bởi đồng hồ đo lưu lượng.

Chu kỳ hút/rửa hoàn toàn tự động nhờ van điện tự động đóng ngắt. không cần phải đo chỉ số SVI hàng ngày (đây là chỉ số rất quan trọng đối với quá trình thông thường) giúp tiết kiệm được nhân công vận hành

Công nghệ trao đổi ion – ion exchange

Công nghệ trao đổi ion

Trong phạm vi tinh lọc nước, trao đổi ion DI (Deionication) là một quá trình nhanh chóng và khả nghịch trong đó các ion tạp chất có trong nước được thay thế bởi các ion cótrong hạt nhựa trao đổi ion.

Các ion tạp chất được giữ lại trên bề mặt hạt nhựa và phải được định kỳ tái sinh để khôi phục lại các ion gốc.

(Một ion là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử tích điện dương được gọi là cation và thường là kim loại; Ion tích điệnâm được gọi là anion và thường phi kim).

Các ion phổ biến trong nước thô:

Cations Anions
Calcium (Ca2+) Chloride (Cl-)
Magnesium (Mg2+) Bicarbonate (HCO3-)
Sodium (Na+) Nitrate (NO3-)
Potassium (K+) Carbonate (CO32-)
Iron (Fe2+) Sulfate (SO42-)

Có hai loại hạt nhựa cơ bản – Hạt nhựa trao đổi cation và hạt nhựa trao đổi anion. Nhựa trao đổi cation sẽ giải phóng các ion hydro (H+) hoặc các ion tích điện dương khác để trao đổi với các cation tạp chất có trong nước.

Nhựa trao đổi anion sẽ giải phóngionhydroxyl (OH) hoặc ion tích điện âm khác để đổi lấy các anion tạp chất có trong nước.

Có ba cách mà công nghệ trao đổi ion có thể được sử dụng trong xử lý và tinh lọc nước:

  • Đầu tiên, nhựa trao đổi cation độc lập có thể được sử dụng để làm mềm nước bằng sự trao đổi cơ bản;
  • Thứ hai, nhựa trao đổi anion độc lập có thể được sử dụng để làm sạch chất hữu cơ hoặc loại bỏ nitrat;
  • Thứ ba, sự kết hợp nhựa cation và anion có thể được sử dụng để loại bỏ hầu như tất cả các tạp chất ion có trong nước cấp, một quá trình được gọi là deionization.

Quá trình tinh lọc ion trong nước sẽ làm cho nước có chất lượng đặc biệt cao. Có hai loại khử ion trong nước phổ biến đó là two-bed hoặc mixed-bed.

Hệ Two-bed

Hệ two-bed là hệ có một bồn (cột) trong có chứa nhựa trao đổi cation ion H+và bồn khác chứa nhựa anion OH. Nước chảy qua cột cation, và tất cả các cation được trao đổi cho ion H+.

Để giữ cân bằng điện tích trong nước,cho mỗi cation đơn trị, ví dụ: Na+, một ion H+ được trao đổi và cho mỗi cation hóa trị hai, ví dụ: Ca2+ Mg2+, hai ion H+ được trao đổi.

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho quá trình trao đổi anion. Nước sau khi được khử cation sẽ chảy qua cột anion. Trong thời gian này, tất cả các ion mang điện tích âm được trao đổi với các ion OH mà sau đó kết hợp với các ion H+ để tạo thành nước (H2O).

Ưu Điểm Của Hạt Nhựa Trao Đổi Ion Trong Việc Xử Lý Làm Mềm Nước

  • Hạt nhựa trao đổi Ion làm mềm nước có thể tái sinh, hiệu quả làm mềm cao.
  • Thiết bị làm mềm nước dễ dàng sử dụng, vận hành thao tác (Automatic).
  • Chi phí sử dụng thấp, hiệu quả kinh tế cao do tái sinh nhiều lần (Tùy theo chất lượng và lưu lượng nước đầu nguồn).

Làm mềm nước có thể kết hợp với khử mềm nước, giảm độ cứng và độ kiềm về mức độ rất thấp

Một số hình ảnh vệ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng

Hệ thống RO ROCHEM trong quy trình xử lý nước thải xi mạ đạt tiêu chuẩn tái sử dụng tuần hoàn cho sản xuất
Hệ thống tái sử dụng nước thải xi mạ, tuần hoàn cho sản xuất
Hệ thống bay hơi MVR trong quy trình xử lý nước thải xi mạ đạt tiêu chuẩn tái sử dụng tuần hoàn cho sản xuất
Tái sử dụng nước thải nguy hại cho hoạt động dân sự
Hệ thống RO ROCHEM trong quy trình xử lý nước thải nguy hại, tái sử dụng nước thải nguy hại cho hoạt động dân sự

Trong bài viết cũng đã nhắc nhiều đến việc tái sử dụng cho các mục đích khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê lại các ứng dụng của việc tái sử dụng nguồn nước thải.

Các tiêu chuẩn cho một số ứng dụng của việc tái sử dụng nguồn nước thải

 Tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới cây

Nước thải sau khi xử lý được dung cho việc tưới cây, duy trì mảng xanh phải đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn việt nam về chất lượng nước mặt cột B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Tuân thủ các quy định về công suất nước cho việc tưới cây, có quy hoạch vào khung giờ tưới phù hợp và đi đúng mục đích tái sử dụng. Không lạm dụng việc tưới cây để xả thải, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Tái sử dụng nước thải cho nhà vệ sinh

Yêu cầu đối với nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn tái sử dụng cho việc nhà vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn việt nam về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01-01:2018/BTNMT

Tái sử dụng nước thải để rửa đường

Nước thải dung cho mục đích rửa xe chuyên chở, vệ sinh đường xá trong khu công nghiệp, nhà máy phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật việt nam về chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT

Tái sử dụng nước thải cho tháp giải nhiệt nhà xưởng

Đối với mục đích dung cho tháp giải nhiệt nhà xưởng, tùy thuộc từng dòng tháp mà có những tiêu chuẩn cụ thể cho nước sử dụng. Thông thường phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật việt nam về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01-01:2018/BTNMT

Tái sử dụng nước thải cho phòng cháy chữa cháy

Tùy thuộc vào hệ thống PCCC của nhà máy, thông thường khi kết hợp việc tái sử dụng nước thải cho PCCC thì đường dẫn ống nước của hệ thống sẽ được đặt ở hồ sinh học nơi chứa nước sạch sau hệ thống xử lý.

Tính khả thi khi tái sử dụng nước thải cho sản xuất

Một số ngành công nghiệp hiện nay đang ưu tiên ứng dụng công nghệ tái tạo năng lượng, tái sử dụng nước cho các quy trình sản xuất như là:

Tái sử dụng nước thải dệt nhuộm

Tái sử dụng nước thải thực phẩm

Tái sử dụng nước thải nhiệt điện

Tái sử dụng nước thải thuộc da

Tái sử dụng nước thải giấy

Mục đích và quy trình sử dụng lại nước thải sau xử lý cho các ngành công nghiệp được trình bày theo bảng sau:

Ngành công nghiệp Quy trình sử dụng nước tái sử dụng
Nhiệt điện Thông thường không có tái sử dụng nước, tùy thuộc nhu cầu sử dụng nước tại nhà máy mà xem xét vấn đề xử lý nước thải để tái sử dụng
Dệt nhuộm Đạt chuẩn cho các quy trình trong sản xuất: nấu, giặt, tẩy trắng, làm bóng, nhuộm in, …
Sản xuất giấy Quá trình nấu, rửa sau nấu, rửa thiết bị, rửa sàn …
Xi mạ Phục vụ sản xuất, tẩy rửa bề mặt kim loại
Điện tử Rửa linh kiện điện tử, rửa các thành phần chất bán dẩn trong sản xuất, làm sạch hoặc đông khắc, quá trình oxi hoá bề mặt silicon, chuẩn bị mạ…
Bia Nấu, đường hoá, ủ nha, lên men, vệ sinh..
Dược Phẩm Đạt chuẩn cho các quy trình trong sản xuất: Lò hơi, nồi hấp triệt trùng thuốc tiêm – nhỏ mắt, súc rửa chai lọ, máy móc..

Tin tức tái sử dụng nước thải

Một số dự án mà chúng tôi đã và đang thực hiện