1. Tổng quan về kinh tế tuần hoàn

1.1 Kinh tế tuần hoàn là gì? Nền kinh tế tuần hoàn là gì?

Khái niệm về kinh tế tuần hoàn (KTTH): Kinh tế tuần hoàn là hoạt động kinh tế mà việc thiết kế, sản xuất và dịch vụ hoạt động với mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và sản phẩm từ đó loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Bằng cách tái chế, tái sử dụng, tái sinh các nguyên liệu, nhiên liệu, vật chất tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế.

Câu hỏi như thế nào là kinh tế tuần hoàn. Là làm kinh tế đi kèm với việc duy trì giá trị của vật chất là lâu nhất. Từ đó giúp giảm thiểu hoặc không phát thải ra môi trường.

Sơ đồ mô tả kinh tế tuần hoànSo do mo ta kinh te tuan hoan
Kinh tế tuần hoàn là gì?

Nền kinh tế tuần hoàn hay mô hình kinh tế tuần hoàn là nhà nước sở tại xây dựng nền kinh tế của đất nước phát triển theo hướng KTTH. Có các đặc trưng:

  • Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm phát thải trong quá trình sản xuất và vận hành. Tuần hoàn nước, nguyên, nhiên,vật liệu và sản phẩm.
  • Trả lại cho hệ sinh thái đất, nước những gì đã khai thác.
  • Năng lượng được sử dụng là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
  • Nguyên và nhiên liệu phát thải khí CO2 thấp.
  • Giảm thiểu việc dùng hóa chất độc hại trong dây chuyền sản xuất.
  • Kéo dài tuổi thọ và vòng đời sản phẩm.

1.2 Kinh tế tuần hoàn tiếng anh là “Circular Economy”.

Circular Economy đi kèm với các cụm từ khác trong tiếng anh như: Reuse (Tái sử dụng); Recycle (Tái chế); Restorative (Phục hồi); Regenerative (Tái sinh); Zero carbon.

1.3 Lợi ích của KTTH

1.3.1 Với người tiêu dùng

Người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao hơn, không gây độc hại. Vì quá trình sản xuất khi sử dụng vật chất tái chế sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Sản phẩm được nâng cao tuổi thọ đồng nghĩa sẽ tiết kiệm chi phí về lâu về dài.

1.3.2 Với doanh nghiệp

Hoạt động tái chế, sử dụng lại nguồn nguyên liệu cũng như hạn chế sử dụng năng lượng sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, quảng bá và bán hàng.

KTTH giúp giải quyết vấn đề thừa sản phẩm trong khi thiếu tài nguyên. Tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư, cái tiến để nâng cao giá trị sản phẩm. Từ đó giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chuỗi cung ứng, ….

1.3.3 Đối với quốc gia

KTTH giúp giải quyết những thách thức toàn cầu về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì vẫn tiêu tốn chi phí xử lý và thải bỏ. Nay được tiếp tục xử lý và sử dụng cho một mục đích khác. Tận dụng triệt để giá trị của tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác. Hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường.

1.3.4 Đối với xã hội và môi trường

KTTH giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, ….

Nhìn chung, thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn sẽ giải quyết được hầu hết các vấn đề tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái.

Kinh tế tuần hoàn bảo vệ môi trường
KTTH giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
  • Giải quyết được vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
  • Nâng cao sức khỏe môi trường, nâng cao đa dạng sinh học và suy thoái giống loài.
  • Giải quyết được vấn đề khí thải carbon, khí thải nhà kính, …

2. Phân biệt giữa KTTH và kinh tế tuyến tính (KTTT)

Khi nhắc đến từ ngữ kinh tế vĩ mô là KTTT và KTTH thì chắc hẳn chúng ta đều hiểu cơ bản về sự khác nhau giữa hai mô hình kinh tế này.

Kinh tế tuyến tính là kinh tế phát triển theo đường thẳng. Việc phát triển kinh tế được đẩy mạnh và thu lợi từ các nguyên, nhiên và vật liệu. Các chất thải và dư thừa sau sản xuất được thải ra môi trường.

Trong khi đó KTTH là mô hình phát triển kinh tế mà việc sản xuất được chú trọng để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời, các chất thải, sản phẩm dư thừa được tạo ra cần được xử lý và sử dụng lại theo một cách tuần hoàn. Việc sản xuất có thể được đưa vào quy trình khép kín để giảm thiểu thấp nhất chất thải ra môi trường.

Mô tả kinh tế tuần hoàn và kinh tế tuyến tính
Phân biệt giữa kinh tế tuần hoàn và kinh tế tuyến tính.

3. Các mô hình của kinh tế tuần hoàn

Mô hình KTTH được thể hiện cụ thể tại mỗi nhà máy sản xuất. Hoặc theo quy định, thể chế của một địa phương hay một khu vực. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hình kinh tế tuần hoàn khác nhau để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

3.1 Ba trụ cột trong kinh tế tuần hoàn

Tại Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, điều 142 về kinh tế tuần hoàn.

Trích “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nam (Trưởng bộ môn KTTH tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: việc phát triển KTTH cần quan tâm đến 3 trụ cột: thể chế, kỹ thuật, nhận thức.

Vậy, ba trụ cột trong kinh tế tuần hoàn được hiểu là:

  • Thể chế, quy định, chính sách của nhà nước sở tại về việc áp dụng kinh tế tuần hoàn.
  • Mô hình phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp nhà máy luôn nghiên cứu và đưa ra giải pháp về sản xuất xanh. Giảm thiểu phát thải, tái chế, tái sử dụng.
  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng thực hiện. Các cơ quan ban ngành và ban lãnh đạo các cơ sở đã có những chính sách tốt thì việc giúp những cá nhân thực hiện có được nhận thức tốt trong chính sách. Đây cũng được xem là một trong ba trụ cột quan trọng của kinh tế tuần hoàn.

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn được quan tâm

Các giải pháp thúc đẩy KTTH là đưa ra các cách thực hiện để làm tốt ba trụ cột của kinh tế tuần hoàn. Như là:

Sửa đổi, bổ sung các điều luật về môi trường liên quan đến KTTH. Tạo ra các thể chế luật cụ thể, chặt chẽ để thuận tiện trong quá trình giám sát và thực hiện.

Phát triển KTTH gắn liền với sự phát triển công nghệ, nền kinh tế 4.0. Thông qua đây, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mỗi người dân. Để họ hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc tái chế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Từ đó có được sự tuân thủ pháp luật, không vì lợi nhuận mà làm gian dối.

Ở dạng vi mô doanh nghiệp hay nhà máy sản xuất. Luôn có những phương pháp sản xuất mới, tận dụng nguyên vật liệu dư thừa và chất thải để làm nguyên vật liệu cho một hoặc nhiều quy trình sản xuất khác trong nhà máy. Đặc biệt quan tâm đến việc tái sử dụng nước thải vì đây đang là giải pháp phổ biến và mang lại rất nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới và ở Việt Nam.

Và nhiều hơn nữa, ….

4. KTTH trên thế giới và tại Việt Nam

4.1 KTTH trên thế giới

Philips thương hiệu uy tín đến từ Hà Lan. Thay đổi bán sản phẩm đèn chiếu sáng sáng bán dịch vụ giờ chiếu sáng. Đối với mỗi sản phẩm bóng đèn, hãng bán dịch vụ với thời gian hoạt động là 3000 giờ, sau đó nhà sản xuất sẽ thu hồi sản phẩm và tái chế để tiếp tục vòng đời tiếp theo của sản phẩm.

Mô hình kinh tế tuần hoàn được hãng bóng đèn philip áp dụng
Mô hình kinh tế tuần hoàn được hãng bóng đèn philip áp dụng.

4.2 Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thực hiện KTTH được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Trong luật thể hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) bao gồm việc chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Tái chế và giảm thiếu phát thải cũng như có trách nhiệm với các chất được thải ra môi trường.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất/Trach nhiem mo rong cua nha san xuat
EPR – Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Tuy nhiên EPR trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chưa được hiệu quả vì còn nằm ở hình thức tự nguyện.

Đến năm 2020, Luật đã có những sửa đổi để nâng cao hiệu quả thực hiện EPR. Việc thu hồi và xử lý các chất thải bỏ của quá trình sản xuất hay nhà nhập khẩu được quy định là trách nhiệm, và có tính cưỡng chế thực hiện đối với một số nhóm chất thải nhất định. (Cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Việc thay đổi này là phù hợp với chủ trương phát triển KTTH của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế về kinh tế xanh, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

EPR đang là một công cụ hiệu quả trong quản lý chất thải trên thế giới. Hiện nay có khoảng 400 hệ thống EPR tại các quốc gia khác nhau được áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao cho sự phát triển kinh tế và môi trường (nguồn dangcongsan.vn).

4.3 Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Khi kinh tế tuyến tính đang phát triển rất mạnh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tại mỗi quốc gia. Thì đâu đó đã len lỏi hình thức kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và mang lại hiệu quả rất cao. Đó là mô hình nông nghiệp V-A-C.

Có lẽ không còn quá xa lạ với V-A-C. Xuất hiện từ trong sách giáo khoa của bộ giáo dục và đào tạo ở các khối lớp 3/12. V-A-C rất đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho các nhà nông.

Hiện nay, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ qua các chính sách, chủ trương của mỗi tỉnh, huyện. Chính sách khuyến khích các nông hộ và doanh nghiệp tham gia tái chế phụ phẩm nông nghiệp. Cơ quan chính quyền địa phương trao bằng khen sáng tạo, tuyên dương cho những thành tích cá nhân và tập thể trong ứng dụng kinh tế tuần hoàn.

Lĩnh vực trồng trọt vẫn luôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp. Giúp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, ….

Trồng trọt ứng dụng KTTH đòi hỏi việc kết nối cả hệ thống, chu trình khép kín từ sản xuất – chế biến – tiêu dùng – quản lý chất thải, phụ phẩm.

Một số ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp như:

  • Tận dụng phụ phẩm trong trồng lúa như rơm, rạ để làm nguyên liệu cho trồng nấm và làm phân hữu cơ.
  • Vỏ cà phê được dùng để làm chất đốt, tro sau khi đốt được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung. Hoặc vỏ cà phê được sử dụng trực tiếp làm phân bón.
  • Sau quá trình sản xuất nông nghiệp để lấy sản phẩm. Các phế phụ phẩm sẽ được tận dụng tối đa hoặc xử lý đảm bảo an toàn trước khi trả lại chất hữu cơ cho đất.

4.4 Kinh tế tuần hoàn trong xây dựng

Lĩnh vực xây dựng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn. Sử dụng nguyên liệu thô như đất, cát, đá đứng thứ 2 sau nước ngọt. Sử dụng 33% năng lượng và phát thải 39%. ….

Mo hinh kinh te tuan hoan trong nganh xay dung
Xây dựng là lĩnh vực tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn.

Việc phát triển xây dựng song song với phát triển cơ sở hạ tầng và đất nước. Nên lĩnh vực này rất cần được ưu tiên và có những quy định cụ thể trong giám sát phát triển theo định hướng kinh tế tuần hoàn.

Một số giải pháp có thể đặt ra đối với ngành xây dựng:

  • Đối với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng nên chuyển đổi từ sản phẩm chứa ít carbon thay cho sản phẩm có carbon cao. Ví dụ việc sử dụng gạch từ nguyên liệu nhẹ, nguyên liệu tái chế thay cho gạch đỏ được nung từ đất sét.
  • Sử dụng chất thải đầu ra của một ngành sản xuất để làm nguyên vật liệu cho một ngành sản xuất khác. Ví dụ như sử dụng SO2 trong nhiệt điện từ than đá để làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng và thạch cao.
  • Gạch ốp lát, gạch thiết kế được sử dụng nguyên vật liệu tái chế, …

4.5 Một số hội thảo về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Đã có rất nhiều hội thảo về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Chương trình được tổ chức từ các trường đại học, trung tâm hội nghị, cơ quan kinh tế nhà nước có liên quan. Chủ đề định hướng kinh tế tuần hoàn toàn diện hoặc trong các lĩnh vực xây dựng, dệt nhuộm, thực phẩm, dược phẩm, …

Để có thêm thông tin về các hội thảo kinh tế tuần hoàn, bạn đọc có thể tham khảo trên trang của VCCI, WETV, ….

5. Kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp

Kinh tế tuần hoàn đều mang lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất ứng dụng nó. Phát triển mô hình kinh tế này là rất triển vọng và cần thiết. Nhiệm vụ tìm ra các giải pháp để giảm thiểu phát thải ra môi trường là nhiệm vụ chung của xã hội. Và cũng là để bảo vệ chính ngôi nhà của chúng ta.

Ngành sản xuất dễ ứng dụng và hưởng lợi khi áp dụng KTTH đó chính là lĩnh vực giấy và đóng gói. Các chất thải từ nhiều ngành sản xuất khác và từ đời sống của con người bao gồm giấy và nhựa, được tái chế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho phép. Sau đó được tuần hoàn trong sản xuất ra các sản phẩm giấy và nhựa khác.

Đứng đầu trong lĩnh vực này có Pro Việt Nam. Đây là liên minh tái chế bao bì Việt Nam. Hiệp hội gồm 21 công ty (2023), phối hợp với nhà nước để cải thiện và nâng cao chất lượng trong quá trình tái chế bao bì. Nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường tại Việt Nam.

Ngoài Pro Việt Nam, cũng còn rất nhiều đơn vị sản xuất đã và đang áp dụng KTTH rất thành công. Ví dụ cụ thể như Vinamilk.

5.1 Mô hình kinh tế tuần hoàn của vinamilk

Chất thải từ trang trại nuôi bò sữa được đưa vào bể phốt (hầm biogas) để xử lý. Quá trình xử lý sinh ra hai loại chất thải đó là khí mê-tan và phân bùn.

+ Khí mê-tan được dùng làm năng lượng để đun nóng nước dùng, thanh trùng sữa và sấy cỏ để cất trữ.

+ Phân bùn qua xử lý sử dụng để làm phân bón, cải tạo đất.

Hiệu quả mang lại giúp Vinamilk tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó, KTTH cũng được áp dụng giữa nông hộ và nhà máy. Cụ thể, nhà nông cung cấp nguồn thức ăn cho trang trại như cỏ, bắp, …. Ngược lại, nhà máy sẽ hỗ trợ các nông hộ về phân bón, thiết bị phục vụ trồng trọt, ….

Năm 2022, Vinamilk đã được bình chọn là 1 trong 5 “Doanh nghiệp thực hiện tốt mô hình kinh tế tuần hoàn và ứng phó với biến đổi khí hậu” (Tại Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2022).

5.2 Giải pháp xử lý nước tại TVTS tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Thịnh Vượng hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước và nước thải. Chúng tôi luôn hiểu được tầm quan trọng của nước, Dành nhiều năm các công nghệ xử lý. TVTS đã đưa ra giải pháp xử lý nước phù hợp cho các nhà máy sản xuất mà chúng tôi đồng hành.

Chúng tôi đồng hành cùng nhà máy trong từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu, nhà máy chỉ yêu cầu xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải, cho đến nay là giai đoạn nâng cấp tái sử dụng hay tuần hoàn nước cho các quy trình sản xuất.

Xanh hóa nhà máy với giải pháp tái sử dụng nước thải tại TVTS
Xanh hóa nhà máy với giải pháp tái sử dụng nước thải tại TVTS.

Xanh hóa doanh nghiệp bằng giải pháp tuần hoàn nước giúp nhà máy đạt được những tiêu chuẩn quan trọng trong việc xuất khẩu sản phẩm đến các nước trên thế giới. Đặc biệt là trong ngành dệt nhuộm.

Các giải pháp xử lý nước thải tham gia kinh tế tuần hoàn hiện tại mà TVTS cung cấp gồm có:

6. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn

Với mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ có những bộ tiêu chí đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn riêng. Tuy nhiên các bộ tiêu chí này xây dựng dựa trên sự hiệu quả trong thực hiện “giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh”.

6.1 Ví dụ trong lĩnh vực xây dựng

Hội đồng công trình xanh VGBC (Lotus) xây dựng bảng đánh giá các nguyên vật liệu theo thang 15 điểm. Trong đó, 5 điểm cho vật liệu bền vững, 2 điểm cho quản lý tháo dỡ và chất thải xây dựng và 8đ cho các giải pháp sáng tạo.

VGBC phát triển kinh tế bền vững song song với các tiêu chí:

  • Việc tái chế và tái sử dụng.
  • Sản phẩm hệ thống dễ dàng sửa chữa tái dùng và tháo dỡ.
  • Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu/sản phẩm tái chế.
  • Tạo ra sản phẩm không chứa chất độc hại.

6.2 Khung cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn

Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện cần lưu ý đánh giá định lượng trực tiếp, đánh giá định tính trực tiếp, đánh giá gián tiếp đối với:

  • Sản phẩm được tạo ra (tính năng, hiệu năng hoạt động, tuổi thọ sản phẩm, …).
  • Phụ kiện của sản phẩm (mức độ cần thiết, giảm thiểu nếu có thể, …).
  • Sự đa dạng về nguyên vật liệu, và việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế an toàn.
  • Mức độ tiêu thụ năng lượng, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái chế. Hay sử dụng năng lượng từ nguyên vật liệu giảm lượng phát thải khí nhà kính.
  • Tham chiếu theo một số lĩnh vực tương đương hay các nước đi trước đã thực hiện.

7. Một số nội dung khác liên quan đến KTTH mà bạn đọc có thể quan tâm

7.1. Iced là gì?

Iced trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn là muốn nói đến Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn. Được thành lập năm 2020. Là đơn vị công lập hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM).

7.2 Viện kinh tế tuần hoàn ở đâu?

Viện kinh tế tuần hoàn ở:

Thành phố Thủ Đức: Phòng 103 – 104, nhà A, Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP.HCM.

Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 5, Tòa nhà Linco, 61A – 63A Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM.