1. Thiết bị bay hơi

1.1 Thiết bị bay hơi là gì?

Thiết bị bay hơi (Evaporators) là một loại thiết bị được sử dụng để biến chất lỏng thành hơi bằng cách đun nóng hoặc giảm áp suất. Thường nhằm mục đích cô đặc dung dịch, tách các thành phần hoặc loại bỏ dung môi. Thiết bị bay hơi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm: thực phẩm và đồ uống, chế biến hóa chất, dược phẩm và kỹ thuật môi trường.

Thiết bị bay hơi nước thải
Dự án tái sử dụng nước thải khí N2O, ứng dụng công nghệ bay hơi.

1.2 Nguyên lý hoạt động của thiết bị bay hơi

Nguyên lý hoạt động của thiết bị bay hơi là sử dụng năng lượng, nhiệt lượng hoặc áp suất để làm bay hơi nước của dung dịch. Sản phẩm thu được mong muốn có thể là nước sạch hoặc dung dịch, hợp chất cô đặc.

1.3 Vai trò và tác dụng của thiết bị bay hơi (Evaporators)

Thiết bị bay hơi đóng một vai trò quan trọng trong các quy trình công nghiệp. Bằng cách cung cấp các giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí để cô đặc, thu hồi nước và bảo quản sản phẩm. Từ đó góp phần tăng năng suất và lợi nhuận. Một số lợi ích của hệ thống bay hơi bao gồm:

1.3.1 Cô đặc dung dịch:

Thiết bị bay hơi thường được sử dụng để cô đặc dung dịch bằng cách loại bỏ dung môi. Sau đó để lại dung dịch đậm đặc hơn hoặc sản phẩm rắn (thiết bị kết tinh). Điều này đặc biệt hữu ích trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm và hóa chất.

1.3.2 Thu hồi nước:

Hệ thống bay hơi có thể được sử dụng để thu hồi nước từ các dòng sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn như dung dịch nước thải hoặc nước muối. Thiết bị bay hơi giúp nước thải có thể tái sử dụng hoặc giảm lượng nước thải cần xử lý.

1.3.3 Bảo quản sản phẩm:

Trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Thiết bị bay hơi được sử dụng để loại bỏ độ ẩm dư thừa khỏi sản phẩm thực phẩm. Từ đó kéo dài thời hạn sử dụng bằng cách giảm sự phát triển của vi sinh vật và ngăn ngừa hư hỏng.

1.3.4 Hiệu quả năng lượng:

Nhiều thiết kế thiết bị bay hơi hiện đại kết hợp các tính năng tiết kiệm năng lượng. Như:

  • Hệ thống thu hồi nhiệt (HVE).
  • Thiết bị bay hơi hiệu ứng đa tác dụng (MEE).
  • Thiết bị bay hơi nén hơi cơ học (MVR).

Từ đó giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành.

1.3.5 Lợi ích môi trường:

Bằng cách thu hồi nước sạch từ dòng thải bỏ và giảm lượng nước thải. Thiết bị bay hơi có thể giúp các ngành công nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường. Bằng cách giảm lượng nước thải thải ra và bảo tồn tài nguyên nước.

1.3.6 Tính linh hoạt:

Thiết bị bay hơi là loại máy đa chức năng. Có thể xử lý các dòng sản phẩm khác nhau trong nhiều điều kiện vận hành. Khiến chúng phù hợp trong đa dạng các ngành công nghiệp.

Hệ thống thiết bị bay hơi có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu quy trình cụ thể. Bao gồm các thay đổi về công suất, nhiệt độ, nồng độ và khả năng tương thích vật liệu. Đảm bảo hiệu suất và hiệu quả tối ưu cho từng ứng dụng.

2. Thiết bị bay hơi nước thải

Thiết bị bay hơi nước thải (Evaporators Wastewater) là thiết bị dùng để loại bỏ nước khỏi chất thải và chất ô nhiễm. Từ đó được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực cấp thoát nước và kỹ thuật môi trường. Góp phần vào quy trình xử lý nước thải đạt các các tiêu chuẩn xả thải, tái sử dụng hoặc tuần hoàn.

Các tên gọi khác của thiết bị bay hơi nước thải như là: Máy hóa hơi nước thải; thiết bị cô đặc chất thải lỏng; Hệ thống bay hơi nước thải; Hệ thống cô đặc chất thải, ….

Thiết bị bay hơi nước thải
Ứng dụng công nghệ bay hơi trong xử lý nước thải xi mạ tại Việt Nam.

2.1 Nguyên lý hoạt động của thiết bị bay hơi nước thải

Nguyên lý hoạt động của thiết bị bay hơi nước thải là quá trình cung cấp nhiệt cho chất thải lỏng để tăng nhiệt độ và làm bay hơi chất lỏng đó. Quá trình này làm cho các thành phần dễ bay hơi như nước thoát ra dưới dạng hơi, để lại dung dịch hoặc cặn đậm đặc hơn. Hơi nước sau đó được ngưng tụ trở lại thành nước thông qua quá trình làm mát. Cho phép thu hồi nước sạch hoặc các chất có giá trị và loại bỏ các thành phần không mong muốn.

2.2 Một số ứng dụng của thiết bị bay hơi trong xử lý nước thải

Thiết bị bay hơi (evaporators) đóng một vai trò quan trọng trong các quy trình công nghiệp khác nhau. Bằng cách cho phép cô đặc dung dịch, tách các thành phần và thu hồi các vật liệu có giá trị.

Nhiệm vụ của hệ thống bay hơi nước thải là xử lý các nhóm nước thải khó xử lý. Bởi hệ thống bay hơi sẽ mang lại hiệu quả xử lý và kinh tế càng cao khi xử lý nước thải càng đậm đặc. Một số ứng dụng của thiết bị trong xử lý nước thải, bao gồm:

2.2.1 Xử lý nước thải xi mạ, sản xuất linh kiện điện tử, gia đông kim loại, ….

Nước thải từ các quá trình xi mạ, sản xuất linh kiện điện tử, gia công kim loại có chứa các hợp chất hóa học như kim loại nặng, chất phản ứng, dung môi khó kết tủa và các chất độc hại như cyanide, ammonia, …. Do đó, việc xử lý nhóm nước thải này thường được các nhà máy giao cho các đơn chuyên xử lý. Điều này gây tốn kém một khoản không nhỏ với các nhà máy.

Đối với từng loại quá trình xi mạ sản xuất linh kiện điện tử, gia công kim loại thành phần cụ thể của nước thải có thể khác nhau. Việc đánh giá và xử lý nước thải một cách hiệu quả là rất quan trọng. Một số phương pháp xử lý nước thải xi mạ bao gồm: quá trình lọc bằng màng, kết tủa tạo bông, ion hóa. Việc kết hợp thiết bị bay hơi sẽ là một giải pháp xử lý nước triệt để, mang lại nhiều lợi ích cho các nhà máy.

Thiết bị bay hơi nước thải
Hệ thống bay hơi Heatpump Vacuum Evaporators – tái sử dụng nước thải xi mạ

2.2.2 Nước thải ngành thực phẩm.

Nước thải từ ngành công nghiệp thực phẩm có thể chứa một loạt các chất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô và loại hình sản xuất trong ngành này. Thành phần nước thải thực phẩm có thể chứa:

  • Chất hữu cơ: đường, dầu mỡ, protein, ….
  • Chất hóa học: chất tẩy rửa, chất xử lý, chất bảo quản, và các hợp chất phụ gia.
  • Chất độc hại: chống nấm mốc, chất làm mát, ….
  • Chất vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật, ….
  • Chất ô nhiễm từ nguyên liệu: như pesticide từ quá trình nông nghiệp.
  • Chất thải hữu cơ: nông sản, trái cây, hoặc thịt và cá.

Với các thành phần trên, nước thải thực phẩm sẽ dễ dàng xử lý bằng các phương pháp mang như:

  • Keo tụ tạo bông (DAF)
  • Hóa lý, vi sinh
  • Lọc bằng màng, ….

Do đó, thiết bị bay hơi hoàn toàn không cần thiết tham gia vào quá trình xử lý nước thải thực phẩm. Sẽ không mang lại hiệu quả cao trong đầu tư và vận hành.

Ngược lại, khi nhà máy cần tiết kiệm sử dụng nguồn nước đầu vào. Hay đặt mục đích là tái sử dụng nước thải thực phẩm một phần hoặc tuần hoàn nước thải vào quá trình sản xuất. Thì cần xem xét sự tham gia của hệ thống bay hơi nước thải vào quá trình xử lý nước thải.

2.2.3 Xử lý nước thải sơn, dệt nhuộm, mực in, thuộc da.

Nước thải sơn, dệt nhuộm, mực in, thuộc da chứa các thành phần như: chất hữu cơ, hóa chất, chất phụ gia, chất độc hại, chất rắn, chất phân hủy sơn, mực in và dung môi, chất dệt nhuộm (azo, aniline, phenolic, …).

Nhóm nước thải này có thể được xử lý bằng các phương pháp hóa lý kết hợp lọc bằng màng. TVTS đã thực hiện một số dự án tương tự trong lĩnh vực này với giải pháp bằng công nghệ màng, tỉ lệ thu hồi nước sạch có thể lên đến 80%.

Sự tham gia của hệ thống bay hơi trong quy trình xử lý nhóm nước thải này là tiến tới tái sử dụng nước thải. Đặc biệt trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, một số quy định và chính sách đang yêu cầu là không xả thải chất lỏng. Thiết bị bay hơi hoặc thiết bị kết tinh đang là giải pháp rất hiệu quả cho không xả thải chất lỏng (ZLD).

2.2.4 Nước thải lò hơi, làm mát máy (chiller).

Nước thải từ lò hơi, hệ thống làm mát máy (chiller) thường chứa các thành phần từ quá trình làm sạch nước, chất lượng của nước cung cấp và các chất phụ gia.

Thành phần của chúng chủ yếu bao gồm: Chất hữu cơ, muối, kim loại, có thể có hất độc hại và chất rắn từ bã từ vật liệu và các chất bị kết tụ từ quá trình xử lý nước. Trong đó, trong nước thải có chứa hàm lượng muối đậm đặc. Việc loại bỏ muối sẽ khó khăn và tốn kém khi sử dụng công nghệ xử lý nước thông thường thay vì sử dụng thiết bị bay hơi.

2.2.5 Xử lý nước thải cho các hệ thống xử lý nước công suất nhỏ đến rất nhỏ.

Một số nhà máy sản xuất thải ra một lượng nước thải không lớn. Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bao gồm nhiều bồn bể và thiết bị là tốn kém và đôi khi không phù hợp với diện tích cho phép của nhà máy. Lựa chọn thiết bị bay hơi nước thải giúp xử lý nước thải đạt chất lượng nước cao. Đồng thời không yêu cầu hệ thống xử lý cồng kềnh, phức tạp.

Thiết bị bay hơi nước thải
Lắp ráp hoàn thiện thiết bị bay hơi công suất nhỏ giao đến nhà máy của khách hàng.

2.2.6 Xử lý nước thải nguy hại, nước thải bãi rác, nhà máy rác và nhà máy điện rác; Xử lý dòng cô đặc sau hệ thống RO. Giải pháp hiệu quả cho xử lý nước thải không xả thải chất lỏng (Zero liquid discharge).

3. Các loại thiết bị bay hơi nước thải được ứng dụng phổ biến hiện nay

Các thiết bị bay hơi (evaporators) đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, cô đặc nước thải, để không tạo dòng thải bỏ. Sản phẩm sau cùng là nước sạch và dung dịch cô đặc hoặc chất rắn. Một số loại thiết bị/hệ thống bay hơi phổ biến hiện nay:

3.1 Thiết bị bay hơi màng rơi (Falling film evaporators)

Chất lỏng chảy xuống bề mặt thẳng đứng dưới dạng màng mỏng trong khi được làm nóng. Thúc đẩy quá trình bay hơi hiệu quả.

3.1.1 Ưu điểm:

Thiết bị bay hơi màng rơi thường có hệ số truyền nhiệt cao do màng chất lỏng mỏng chảy xuống bề mặt được làm nóng. Điều này cho phép bay hơi hiệu quả với chênh lệch nhiệt độ tương đối thấp.

Hoạt động trong điều kiện chân không, làm cho chất lỏng sôi ở nhiệt độ thấp. Từ đó cần ít năng lượng đầu vào hơn so với các thiết bị hóa hơi khác.

Vì màng chất lỏng chảy xuống dưới nhờ trọng lực nên nó dành thời gian rất ít trong thiết bị bay hơi, giảm nguy cơ xuống cấp hoặc hư hỏng nhiệt đối với các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt.

Thích hợp cho các sản phẩm nhạy nhiệt vì thời gian lưu trú ngắn và nhiệt độ hoạt động thấp.

Hoạt động liên tục cho phép sản xuất ổn định và không bị gián đoạn.

3.1.2 Nhược điểm:

Thiết bị bay hơi màng rơi hiệu quả nhất với chất lỏng có độ nhớt thấp. Chất lỏng có độ nhớt cao có thể không tạo thành một màng mỏng đồng nhất. Dẫn đến sự bay hơi không đều và có khả năng gây tắc nghẽn.

Nếu chất lỏng bay hơi có chứa chất rắn hoặc có xu hướng hình thành cặn hoặc cặn. Thì cặn bám có thể xảy ra trên bề mặt truyền nhiệt, làm giảm hiệu quả và cần phải vệ sinh thường xuyên.

Thiết bị bay hơi màng rơi có thiết kế tương đối phức tạp với các bộ phận bên trong phức tạp. Điều này có thể khiến việc bảo trì và vệ sinh trở nên khó khăn hơn so với các loại thiết bị bay hơi đơn giản hơn.

3.2 Thiết bị bay hơi tuần hoàn cưỡng bức (Forced circulation evaporators)

Chất lỏng được lưu thông qua thiết bị bay hơi bằng máy bơm để tăng cường truyền nhiệt và ngăn ngừa tắc nghẽn.

3.2.1 Ưu điểm của thiết bị

Vì chúng luân chuyển liên tục dung dịch qua bộ trao đổi nhiệt, cho phép loại bỏ dung môi hiệu quả.

Những thiết bị bay hơi này duy trì tốc độ truyền nhiệt cao do sự tuần hoàn cưỡng bức của dung dịch qua bộ trao đổi nhiệt.

Thiết bị bay hơi tuần hoàn cưỡng bức có thể xử lý nhiều tốc độ và nồng độ dòng nguyên liệu khác nhau. Từ đó phù hợp để ứng dụng trong ngành công nghiệp khác nhau.

Sự tuần hoàn liên tục của dung dịch giúp giảm thiểu tắc nghẽn trên bề mặt truyền nhiệt. Vì mọi chất kết tủa hoặc chất rắn có trong dung dịch sẽ liên tục bị cuốn đi, làm giảm khả năng tích tụ.

Trong các quá trình kết tinh, thiết bị bay hơi tuần hoàn cưỡng bức có thể kiểm soát tốt hơn kích thước và hình thái tinh thể. Bằng cách điều chỉnh các thông số quy trình như nhiệt độ, tốc độ dòng chảy và thời gian lưu trú.

3.2.2 Nhược điểm của thiết bị

Thiết bị bay hơi tuần hoàn cưỡng bức thường yêu cầu mức tiêu thụ năng lượng cao. Do cần có máy bơm để tuần hoàn dung dịch trong hệ thống.

Việc lắp đặt và thiết lập thiết bị cô đặc tuần hoàn cưỡng bức phức tạp và tốn kém. Do các nhu cầu về máy bơm, đường ống và hệ thống điều khiển.

Mặc dù xu hướng đóng cặn giảm, thiết bị bay hơi tuần hoàn cưỡng bức vẫn dễ bị đóng cặn. Nếu dung dịch cần bay hơi chứa các chất kết tủa ở nồng độ hoặc nhiệt độ cao.

Những thay đổi về tốc độ dòng chảy, nhiệt độ hoặc nồng độ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị hóa hơi tuần hoàn cưỡng bức.

Thiết bị bay hơi nước thải

3.3 Thiết bị bay hơi dạng tấm (Plate evaporators)

Chất lỏng chảy giữa các tấm song song trong khi được làm nóng, cho phép tốc độ truyền nhiệt cao.

Thiết bị bay hơi dạng tấm, còn được gọi là thiết bị bay hơi trao đổi nhiệt dạng tấm, có những ưu điểm và nhược điểm, như:

3.3.1 Ưu điểm của thiết bị

Thiết bị bay hơi dạng tấm sử dụng diện tích bề mặt lớn để truyền nhiệt. Dẫn đến sự bay hơi và cô đặc hiệu quả của chất lỏng.

Thiết bị bay hơi dạng tấm có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian so với các loại thiết bị bay hơi khác. Khiến chúng phù hợp cho các ứng dụng có không gian hạn chế hoặc muốn có diện tích nhỏ hơn.

Thiết bị bay hơi dạng tấm có thể xử lý nhiều tốc độ dòng chảy và nhiệt độ khác nhau. Giúp chúng phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau.

Thiết bị bay hơi dạng tấm có thể được khởi động và tắt nhanh chóng. Cho phép linh hoạt trong việc lập kế hoạch sản xuất và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.

Bề mặt nhẵn của các tấm trong thiết bị giúp giảm bám cặn vì có ít diện tích để cặn tích tụ hơn. Điều này giúp duy trì hiệu suất truyền nhiệt cao trong thời gian hoạt động kéo dài.

3.3.2 Nhược điểm của thiết bị

Mặc dù thiết bị bay hơi dạng tấm rất phù hợp cho các ứng dụng quy mô vừa và nhỏ. Nhưng chúng có thể không phù hợp cho sản xuất quy mô lớn do những hạn chế về kích thước tấm và sự phức tạp của việc mở rộng quy mô hệ thống.

Thiết bị bay hơi dạng tấm bao gồm nhiều tấm có miếng đệm hoặc vòng đệm giữa chúng. Có thể dễ bị rò rỉ nếu không được bảo trì đúng cách.

Vốn đầu tư ban đầu cho thiết bị bay hơi dạng tấm có thể cao hơn so với một số loại thiết bị bay hơi khác. Do chất lượng của vật liệu làm tấm tấm và các thiết bị liên quan.

Thiết bị bay hơi dạng tấm có thể có những hạn chế về nhiệt độ và áp suất tối đa mà chúng có thể xử lý. Điều này có thể hạn chế tính phù hợp của chúng đối với một số ứng dụng nhiệt độ cao hoặc áp suất cao.

3.4 Thiết bị bay hơi chớp nhoáng (Flash evaporators)

Chất lỏng đột ngột tiếp xúc với môi trường áp suất thấp hơn, gây bay hơi nhanh.

3.4.1 Ưu điểm của thiết bị

Thiết bị bay hơi flash thường cần ít năng lượng hơn so với các phương pháp bay hơi khác. Chúng tận dụng nhiệt ẩn hóa hơi của chất lỏng để bay hơi. Điều này có thể tiết kiệm năng lượng hơn so với làm nóng toàn bộ dung dịch.

Thiết bị bay hơi flash có thể làm bay hơi nhanh chóng một lượng lớn chất lỏng. Điều này làm cho chúng phù hợp với các quy trình đòi hỏi tốc độ bay hơi nhanh.

Thiết bị bay hơi flash có thể được thiết kế để xử lý nhiều tốc độ dòng chảy và công suất khác nhau. Dễ dàng ứng dụng vào các công nghiệp khác nhau.

“Flash evaporators” cho phép thu hồi nhiệt từ hơi bay hơi, có thể được sử dụng cho các quá trình khác trong hệ thống. Giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tổng thể.

Thiết bị bay hơi flash có ít bộ phận chuyển động hơn so với các hệ thống bay hơi khác. Từ đó giảm thời gian tạm ngưng hệ thống để bảo trì bảo dưỡng.

3.4.2 Nhược điểm của thiết bị

Các vấn đề về cặn và ăn mòn.

Thiết bị bay hơi nhanh không phù hợp với tất cả các loại chất lỏng hoặc dung dịch. Chất mà dễ bị phân hủy hoặc trải qua các phản ứng không mong muốn trong quá trình bay hơi nhanh.

Mặc dù về lâu dài, thiết bị bay hơi “Flash” có thể tiết kiệm năng lượng hơn các thiết bị khác. Nhưng chi phí đầu tư của “Flash” ban đầu khá cao.

Việc thiết kế và vận hành thiết bị bay hơi nhanh có thể tương đối phức tạp. Do đó, yêu cầu đội ngũ nhân viên có tay nghề cao trong việc lắp đặt, vận hành, bảo trì và bảo dưỡng.

Thiết bị bay hơi nước thải
Thiết bị bay hơi chớp nhoáng.

3.5 Thiết bị bay hơi quay (Rotary evaporators)

Thiết bị bay hơi quay được sử dụng trong môi trường phòng thí nghiệm. Liên quan đến việc quay mẫu trong chân không để tạo điều kiện bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn.

3.5.1 Ưu điểm của thiết bị

Loại bỏ dung môi hiệu quả do cơ chế truyền nhiệt và diện tích bề mặt lớn.

Khả năng kiểm soát chính xác các điều kiện nhiệt độ và áp suất trong quá trình bay hơi. Cho phép tinh chỉnh quy trình để phù hợp với các yêu cầu cụ thể.

Thiết bị bay hơi quay có thể xử lý nhiều loại dung môi và loại mẫu. Giúp chúng trở thành công cụ linh hoạt cho nhiều ứng dụng khác nhau trong hóa học, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác.

Thu hồi dung môi cho độ tinh khiết cao.

Các tính năng tự động hóa như cài đặt lập trình và điều khiển từ xa. Nâng cao sự tiện lợi trong phòng thí nghiệm.

3.5.2 Nhược điểm của thiết bị

Mua và lắp đặt thiết bị bay hơi quay có thể tốn kém. Đặc biệt là các mẫu có tính năng nâng cao hoặc khả năng tự động hóa.

Đối với phòng thí nghiệm, yêu cầu diện tích lắp đặt khoảng 1 bàn làm việc. Đặc biệt là các mẫu lớn hơn hoặc những mẫu được trang bị thêm phụ kiện như bình ngưng và bơm chân không.

Yêu cầu người dùng có kinh nghiệm do hoạt động phức tạp.

Việc xử lý hoặc lắp đặt thiết bị bay hơi quay không đúng cách có thể dẫn đến mất mẫu. Hoặc nhiễm bẩn mẫu, đặc biệt nếu có liên quan đến các hợp chất dễ bay hơi.

Thiết bị cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hiệu suất và an toàn tối ưu.

4. Tên một số thiết bị bay hơi nước thải được quan tâm

  • Thiết bị bay hơi tuần hoàn cưỡng bức: Force Circulation MEE Evaporators;  Force Circulation MVR Evaporators.
  • Thiết bị bay hơi chớp nhoáng: Flash MEE Evaporators; Flash MVR Evaporators.
  • Thiết bị bay hơi chân không bơm nhiệt áp suất âm: Heat PumpVacuum Evaporators.

5. Nhà cung cấp thiết bị bay hơi nước thải uy tín

Hiện nay, thiết bị/hệ thống bay hơi nước thải chưa được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Các sản phẩm thường được nhập từ các quốc gia như Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, ….

Chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong nghiên cứu và ứng dụng thiết bị bay hơi vào xử lý nước thải. TVTS đã thực hiện nhiều dự án về thiết bị bay hơi nước thải tại Việt Nam. Chúng tôi có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp xử lý nước thải phù hợp cho nhà máy của Quý khách hàng.

TVTS luôn có sẵn thiết bị bay hơi nước thải dạng mô-đun để phục vụ việc chạy thử nghiệm trực tiếp tại nhà máy của khách hàng. Việc chạy thử nghiệm tại nhà máy cho phép đánh giá tính chất của mỗi loại nước thải tại nhà máy.  Lấy cơ sở để điều chỉnh thiết kế, lên phương án thi công hợp lý. Từ đó tối ưu hiệu quả xử lý của hệ thống và mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất cho khách hàng.

Thiết bị bay hơi nước thải
Thiết bị bay hơi dạng mô-đun, chạy thử nghiệm tại nhà máy khách hàng.

Chúng tôi cung cấp các giải pháp cô đặc nước thải và bay hơi trọn gói. Bao gồm:

  • Tư vấn công nghệ và giải pháp xử lý nước thải.
  • Thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
  • Cung cấp thiết bị xử lý nước thải.
  • Thi công, lắp đặt, vận hành.
  • Đào tạo. chuyển giao công nghệ.
  • Và các dịch vụ sau bán hàng: bảo trì và bảo dưỡng.
Các giải pháp và công nghệ mà chúng tôi đưa ra luôn tối ưu lợi các lợi ích cho khách hàng. Hiệu quả xử lý nước thải cao, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành, hệ thống điều kiện tự động và an toàn, giám sát và vận hành hệ thống từ xa.

Nếu bạn đang thật sự cần một đơn vị tư vấn và cung cấp thiết bị bay hơi cho nhà máy của mình. Chúng tôi luôn sẵn sàng và mong muốn được đồng hàng cùng quý khách. Để quý khách hàng có thể lựa chọn được công nghệ bay hơi nước thải phù hợp với nhà máy của mình. Đạt các tiêu chuẩn và chứng chỉ xanh, nâng cao chất lượng nước xả thải của nhà máy. Lên tiêu chuẩn tái sử dụng nước thải hoặc tuần hoàn nước.

Trân trọng cảm ơn!

Bạn đang cần tư vấn hệ thống bay hơi nước thải cho nhà máy sản xuất của mình?

Liên hệ với chúng tôi

Tài liệu

  • Hệ thống bay hơi Force Circulation MEE
  • Hệ thống bay hơi Flash MEE
  • Hệ thống bay hơi Force Circulation MVR
  • Hệ thống bay hơi Flash MVR
  • Hệ thống bay hơi Heat Pump MVR
Một số dự án mà chúng tôi đã và đang thực hiện