1. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác thông thường.

Để xử lý nước rỉ rác, quy trình thông thường bao gồm các phương pháp sau đây:

1.1 Tiền xử lý.

Cân bằng pH: là phương pháp điều chỉnh pH của nước rỉ rác để tạo điều kiện tốt cho các quá trình xử lý tiếp theo.

Tách rắn: loại bỏ các chất rắn lơ lửng lớn bằng các quá trình như lọc cơ học, lắng đọng hoặc lọc sợi màng.

Tách dầu và mỡ: loại bỏ dầu, mỡ và chất béo bằng cách sử dụng các phương pháp như lọc dầu, lắng đọng dầu hoặc quá trình khử dầu.

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Tiền xử lý trong xử lý nước rỉ rác

Quá trình keo tụ tạo bông (hóa lý): sử dụng các chất hóa học để kết tủa các chất ô nhiễm như kim loại nặng hoặc phốt pho trong nước rỉ rác.

Quá trình hấp phụ: sử dụng chất hấp phụ như than hoạt tính để loại bỏ các chất hữu cơ, màu sắc và mùi trong nước rỉ rác.

1.2 Xử lý sinh học:

Quá trình kỵ khí sinh học:  dụng vi sinh vật để phân giải chất hữu cơ trong nước rỉ rác. Vi sinh vật tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường yếu tố oxy hoặc không oxy.

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Hệ thống bồn bể cơ bản trong xử lý nước thải.

Quá trình ao hồ sinh học: tạo ra các môi trường sống cho vi sinh vật trong các hồ hoặc ao. Vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ và chất ô nhiễm trong nước rỉ rác.

1.3 Xử lý bằng màng:

Màng RO (Reverse Osmosis): sử dụng áp suất để đẩy nước qua màng bán thấm để loại bỏ các chất ô nhiễm, muối và tạp chất trong nước rỉ rác.

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ màng lọc.

Màng UF (Ultrafiltration): sử dụng màng có lỗ lọc nhỏ để loại bỏ các hạt lớn, vi khuẩn và vi sinh vật từ nước rỉ rác.

Màng NF (Nanofiltration): sử dụng màng có lỗ lọc nhỏ hơn màng UF nhưng lớn hơn màng RO để loại bỏ các chất hữu cơ, chất phân tử nhỏ và muối trong nước rỉ rác.

1.4 Khử trùng:

Sử dụng các phương pháp khử trùng như sử dụng sản phẩm hóa học, tia cực tím hoặc ozone để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các sinh vật gây bệnh có thể có trong nước đã qua xử lý.

1.5 Điều chỉnh chất lượng nước:

Cân bằng pH: là phương pháp điều chỉnh lại pH của nước sau quá trình xử lý để đạt được mức pH phù hợp cho việc sử dụng hoặc xả thải. Xử lý đáy ao loại bỏ cặn bã và chất lắng đọng từ hồ hoặc ao xử lý.

Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác có thể kết hợp nhiều bước và phương pháp khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể và quy mô của hệ thống. TVTS tự hào có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành hệ thống một cách chính xác để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy định môi trường.

Để rõ hơn về thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác. Chúng tôi sẽ trình bày giải pháp xử lý nước rỉ rác tại một dự án cụ thể mà chúng tôi đã thực hiện trong nội dung tiếp theo.

2. Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác tối ưu nhất cho dự án cụ thể.

2.1. Xác định và phân tích yêu cầu của chủ đầu tư.

Công nghệ xử lý nước rỉ rác được áp dụng với công nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhà máy muốn dẫn đầu về công nghệ xử lý trong ngành, xây dựng uy tín và sức cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực.

Công suất hoạt động là 250 m3 /ngày đêm.

Thông số chất lượng nước rỉ rác trước khi xử lý gồm:

  • Giá trị pH: 6.7,
  • COD 5.000mg/L,
  • TSS: < 250 mg/L,
  • CL-: 2.000 mg/L,
  • TDS: 8.000 mg/L.

Tỉ lệ thu hồi nước sạch đạt từ 50% đến 70% trên tổng công suất nước rỉ rác.

Chúng tôi đề xuất sử dụng công nghệ màng STRO chuyên xử lý nước rỉ rác. Màng STRO được TVTS cung cấp độc quyền, cho một giải pháp toàn diện, giúp xử lý triệt để nước rỉ bãi rác theo một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Nâng tỉ lệ thu hồi nước lên tới 75%.

2.2 Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác tối ưu nhất 2023.

Sau khi nghiên cứu thực tế dự án và các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra. Công ty TVTS đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác tối ưu nhất 2023 cho nhà máy bao gồm các bước xử lý nước sau:

Mô tả quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác cơ bản tối ưu nhất 2023.

  • Lọc thô các vật chất lớn từ nước rỉ rác: Nước rỉ sẽ được lọc các vật chất có kích thước lớn và đi vào bể thu gom. Tại đây, nước rỉ rác thải được ổn định trước khi đi vào quá trình xử lý.
  • Nước thải được đưa vào bể điều hòa tiếp để tham gia quá trình sục khí. Việc này giúp giảm nồng độ nước thải và tránh gây ra các phản ứng kỵ khí làm phát sinh mùi hôi.
  • Sau bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể hóa lý tiến hành các quá trình hóa lý bậc 1 và 2. Quá trình hóa lý là quá trình keo tụ tạo bông bằng chất keo tụ. Tại đây nồng độ chất rắn lơ lửng, BOD, COD trong nước giảm đáng kể.
  • Tại bể lắng hóa lý, bùn thải được tách ra và mang đi đưa về bãi chôn lấp.
  • Nước từ bể lắng hóa lý sau khi tách bùn, đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống RO được đưa đi lọc với áp lực cao. Tại đây, nước thải gần như được loại bỏ tất cả các chất khoáng, vật chất, tạp chất, vi khuẩn, virus, … chỉ có nước sạch được thu hồi.
  • Các chất bùn sau hệ thống RO cũng sẽ được đưa trở về bãi chôn lấp.
  • Nước sạch sau RO đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Có thể được dùng để tái sử dụng vào các mục đích phù hợp. Nước trước khi đem đi sử dụng sẽ được khử trùng nếu cần thiết.

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác.

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác công suất 250 m3/ngày đêm.

Với quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác trên, nhà máy có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng nước và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

3. Tại sao lựa chọn màng STRO cho việc tính toán công nghệ xử lý nước rỉ rác trên?

Hệ thống Mô-đun màng STRO của TVTS là giải pháp tối ưu cho công nghệ xử lý nước rỉ rác. Với hệ thống mô-đun màng Khung – Đĩa (Module Triple S), màng STRO của TVTS được thiết kế lọc dạng kênh mở cho phép hệ thống phân tách các dòng thải có COD, BOD cao mà không gây tắc nghẽn màng.

3.1 Ưu điểm của màng TSRO ROCHEM.

Đây là dòng mô-đun duy nhất trên thế giới có sức chống chịu cao nhất và hoạt động với áp suất lớn. Khả năng xử lý của màng STRO của TVTS đảm bảo cao nhất so với các đơn vị màng khác. Nó hoạt động trên nền nước thải cao với COD/BOD lên đến 140.000 ppm.

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Thế mạnh trong công nghệ màng của TVTS

Hệ thống màng được ứng dụng để xử lý triệt để các loại nước thải COD, BOD rất cao. Phù hợp cho các ngành công nghiệp như Bãi rác, Chưng cất, Dược phẩm, Dệt nhuộm, Sản xuất PCB, chất thải hoá chất, hạt nhân.

Tính khả thi trong việc sử dụng Công nghệ màng khung – đĩa chiếm ưu thế hơn các phương pháp khác như bốc hơi và xử lý thứ cấp.

3.2 Những lợi thế cơ bản của công nghệ màng Khung – đĩa là:

  • Giảm thiểu tắc nghẽn.
  • Có thể xử lý TSS, COD, BOD cao và xử lý nước rửa trong tất cả các ngành.
  • Chi phí vận hành thấp nhất và tuổi thọ màng lâu dài.
  • Công nghệ đã được chứng minh hiệu quả trên toàn thế giới.
Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Cơ chế hoạt động của công nghệ màng khung đĩa.

Tính hiệu quả trong thiết kế dây truyền xử lý nước rỉ rác công suất 250 m3 /ngày đêm đã được minh chứng thực tế. Hiện nay hệ thống đã đi vào hoạt động và được vận hành ổn định. Chất lượng nước sau xử lý luôn đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

3.3 Một số dự án bãi rác, TVTS ứng dụng công nghệ STRO đã được chứng minh hiệu quả như:

Ở Việt Nam:

Đa Phước, TP Hồ Chí Minh:  công suất 280m3/ngày, năm 2007.

Nghi Sơn, Thanh Hóa: công suất 150m3/ngày, năm 2013.

Thiên Phước, Đồng Nai: công suất 100m3/ngày, năm 2016.

Thủy Phương, Thừa Thiên Huế: công suất 250 m3/ngày, năm 2022.

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc ri rac thai dat tieu chuan tai su dung
Bồn chứa nước sạch sau quá trình xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ màng STRO tại Huế.

Và nhiều địa điểm khác trên thế giới:

–             Deponie Ihlenberg – Selmsdorf, công suất 1.200m3/ngày, năm 1989.

–             Grobdeponie Halle – Lochau, Đức: công suất 408m3/ngày, năm 2000.

–             Zentradeponie Burgdorf, Đức: công suất 900m3/ngày, năm 2000.

–             Deponie Helvesiek, Đức: công suất 65m3/ngày, năm 2000.

–             Abfallentsorgungsanlage, Đức: công suất 79m3/ngày, năm 2001.

–             Johannistal, Đức: công suất 72m3/ngày, năm 2001.

–             Yecheon Landfill, Hàn Quốc: công suất 53m3/ngày, năm 2012.

Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết về quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác thải hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực liên quan tại nhà máy của bạn. Vui lòng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ sớm nhất.

Chúng tôi xin cảm ơn và mong được chia sẻ thông tin hữu ích này đến người quan tâm về vấn đề xử lý nước rỉ rác ./.