Nước rỉ rác là loại nước thu được từ những bãi rác thải. Thành phần các chất độc hại, kim loại nặng, ammoniac, vi khuẩn, vi rút rất cao. Để việc xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả đòi hỏi các phương pháp xử lý phải luôn đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về chất lượng nước, tính ổn định lâu dài và dễ dàng thực hiện.

Hiện nay, chúng ta đều đang ứng dụng các phương pháp xử lý nước chung cho nước rỉ rác. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ lựa chọn các phương pháp và việc kết hợp các phương pháp ấy (thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác) sao cho phù hợp.

Dich vu xu ly nuoc ri rac thai tai Viet Nam
Nước rỉ rác trước và sau khi được xử lý bằng công nghệ màng RO của TVTS

Và đặc biệt, việc lựa chọn nhà cung cấp giải pháp và công nghệ xử lý nước rỉ rác uy tín cũng là vấn đề quan trọng hơn cả. Vì nó sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng kiểm soát được chất lượng sản phẩm và có nơi bảo hành, bảo trì hệ thống định kì, cũng như cam kết các chế độ dịch vụ sau bán hàng tốt.

Nhà cung cấp giải pháp xử lý nước rỉ rác hiệu quả

Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Thịnh Vượng (TVTS) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý nước rỉ rác cho các nhà máy xử lý rác tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp giải pháp và công nghệ uy tín, đáng tin cậy để quý khách hàng lựa chọn.

Bằng việc sử dụng phương pháp tìm kiếm trực tuyến, quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm về TVTS và xem xét đánh giá từ khách hàng trước đây. Chúng tôi cam kết đem đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, đồng thời luôn tuân thủ các chế độ bảo hành và dịch vụ sau bán hàng để đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng.

Một số phương pháp xử lý nước phổ biến hiện nay được áp dụng trong quy trình xử lý nước rỉ rác như là:

1. Xử lý nước rỉ rác bằng thực vật.

Phương pháp xử lý nước rỉ rác bằng thực vật hoạt động dựa trên nguyên tắc hấp thụ và chuyển hóa các chất bởi hoạt động sống của thực vật. Chỉ có một số loài thực vật phù hợp cho phương pháp này (ví dụ như: … ).

Quá trình xử lý nước rỉ rác bằng thực vật sẽ diễn ra theo tiến trình sau:

1.1 Thu gom nước rỉ rác:

Nước rỉ rác cần được thu gom về hồ chứa. Quá trình thu gom sẽ diễn ra từ các nguồn phát sinh nước thải như: bãi chứa rác; bãi chôn lấp; khu vực tập kết rác hoặc các nguồn nước thải công nghiệp; … rồi về hồ chứa.

Quy hoạch và phát triển hệ thống thực vật: Hệ thống cây cỏ, thảm thực vật trên cạn hoặc dạng cánh đồng nước. Các loại thực vật được chọn có khả năng chịu được nhiều chất ô nhiễm và xử lý nước hiệu quả.

1.2 Tiền xử lý:

Nước rỉ rác từ hồ chứa cần được xử lý sơ bộ bằng phương pháp vật lý, hóa học. Việc này giúp giảm nồng độ các chất trong nước rỉ rác, giúp thực vật dễ dạng tiếp nhận, xử lý và chuyển hóa các chất trong nước rỉ rác về mức đạt tiêu chuẩn xả thải.

Nước sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được dẫn vào khu vực đã có sẵn thực vật. Quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian, đủ để thực vật có thể xử lý được nhiều nhất các thành phần độc hại có trong nước.

Tiếp tục xử lý nước qua quá trình hóa học nếu cần thiết: Sau quá trình xử lý bởi thực vật, nước có thể được chuyển đến các hồ chứa hoặc hệ thống xử lý hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại.

Cuối cùng, tái sử dụng hoặc xả thải an toàn: Sau khi qua các quá trình xử lý, nước có thể được tái sử dụng cho mục đích không tiếp xúc trực tiếp với con người hoặc xả thải an toàn vào môi trường.

Cac phuong phap xu ly nuoc ri rac hien nay
Cỏ ventiver xử lý nước rỉ rác

1.3 Ưu điểm của phương pháp xử lý nước rỉ rác bằng thực vật:

  • Tính bền vững và an toàn với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học độc hại.
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và hệ sinh thái xung quanh.
  • Cung cấp cảnh quan xanh và tạo ra không gian sống cho các loài thực vật và động vật.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế.

1.4 Nhược điểm của phương pháp xử lý nước rỉ rác bằng thực vật:

  • Yêu cầu diện tích lớn để xây dựng hệ thống thực vật.
  • Thời gian xử lý có thể kéo dài và phụ thuộc vào điều kiện môi trường và sự phát triển của thực vật.
  • Cần có sự quản lý và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu quả của hệ thống.
  • Các loại bệnh hại có thể phát triển trên thực vật.

Phương pháp xử lý nước rỉ rác bằng thực vật có thể được áp dụng trong các khu vực như: bãi chứa rác; nhà máy xử lý rác thải; khu công nghiệp; hoặc các khu vực có nước rỉ rác khác. Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp này cần được đánh giá kỹ lưỡng dựa trên điều kiện cụ thể của từng địa điểm.

Ví dụ điển hình cho xử lý nước rỉ rác bằng thực vật tại Việt Nam là dự án nghiên cứu xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn bằng cỏ Vetiver. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cỏ Vetiver xử lý được 90% các chất độc hại có trong nước rỉ rác, giảm bùn, giảm bùn, đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 25:2009 BTNMT (Nguồn: Báo tài nguyên môi trường).

2. Xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ.

Phương pháp keo tự chỉ giúp giảm thiểu nồng độ các chất độc hại, chất hóa học, kim loại nặng có trong nước rỉ rác. Quá trình keo tụ không thể xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn xả thải hiện hành.

Cần có những hiểu biết và ứng dụng phương pháp keo tụ cùng các phương pháp xử lý nước khác để xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Quá trình keo tụ thường bao gồm các bước sau:

2.1 Tạo kết tủa (Coagulation):

Các chất keo dạng trung tính (nhôm sulfate (Al2(SO4)3) hoặc poly-điamin-nitơ (PAM)) được thêm vào nước rỉ rác. Sử dụng cánh khuấy và phản ứng tạo kết tủa nhanh xảy ra hơn. Các chất keo sẽ xảy ra phản ứng hóa học với các thành phần kim loại, chất lơ lửng có trong nước để tạo thành các sản phẩm kết tủa.

2.2 Quá trình tạo bông (Flocculation):

Sau khi sản phẩm kết tủa được hình thành, quá trình flocculation xảy ra để tạo thành các hạt bông lớn. Các hạt bông này là sự kết tụ các chất rắn và chất hữu cơ có trong nước rỉ rác.

2.3 Quá trình lắng (Sedimentation):

Khi các hạt bông được để yên trong một thời gian đủ lâu, chúng sẽ lắng xuống dưới dạng bùn.

Nước sạch phía trên được đưa đi xử lý tiếp nếu chưa đạt tiêu chuẩn bằng cách sử dụng hệ thống siêu lọc RO, bể chứa hoặc các phương pháp khác hoặc xả thải an toàn. Bùn lắng dưới đáy được đưa đi ép bùn hoặc đưa về bãi chôn lấp.

Nước sạch trước khi mang đi sử dụng hoặc xả thải an toàn sẽ phải được khử trùng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút và các sinh vật độc hại khác. Các phương pháp khử trùng hay sử dụng đó là khử trùng hóa học (bằng clo) hoặc ánh sáng tử ngoại (UV).

Cac phuong phap xu ly nuoc ri rac hien nay
Keo tụ tạo bông trong xử lý nước rỉ rác

Phương pháp xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ có thể được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải, nhà máy xử lý rác thải, trạm xử lý nước và các ngành công nghiệp khác. Phương pháp keo tụ không thể xử lý triệt để các chất độc hại trong nước rỉ rác thải. Mà cần được thiết kế cùng các phương pháp khác để hiệu quả xử lý là tốt nhất.

3. Phương pháp keo tụ điện hóa

Quá trình keo tụ điện hóa trong xử lý nước rỉ rác tương tự với quá trình keo tụ tạo bông. Tuy nhiên quá trình không sử dụng, bằng cách tạo ra môi trường điện trường trong nước.

Môi trường điện trường được tạo ra bởi một anot (điện cực dương) và catot (điện cực âm). Khi điện trường được tạo ra, các chất có điện tích trong nước rỉ rác bị ion hoá và tạo thành các hạt có khả năng kết dính. Chúng sẽ kết tụ các chất rắn, vật chất lơ lửng và các chất ô nhiễm có trong nước.

Tiếp theo quy trình sẽ tương tự quá trình tách bùn lắng và khử trùng như phương pháp keo tụ tạo bông.

3.1 Ưu điểm của phương pháp keo tụ điện hóa

  • Loại bỏ hiệu quả các chất rắn phụ trong nước, chẳng hạn như kim loại nặng và chất hữu cơ.
  • Không yêu cầu sử dụng hóa chất phụ gia, giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
  • Có khả năng xử lý nước có độ tinh khiết cao và tải lượng rác lớn.

3.2 Nhược điểm của phương pháp keo tụ điện hóa

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số hạn chế sau:

  • Yêu cầu thiết bị điện phân và công suất điện năng cao. Từ đó gây tốn kém và năng lượng tiêu thụ cao.
  • Đòi hỏi quá trình vận hành và bảo dưỡng kỹ lưỡng. Để đảm bảo hiệu quả và tránh hiện tượng cặn bùn bám vào điện cực.

4. Xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp sinh học (vi sinh)

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (vi sinh) trong xử lý nước rỉ rác gồm các bước sau:

4.1 Tách rác và lọc thô:

Nước rỉ rác từ hồ chứa, được tách rác và lọc thô các vật chất kích thước lớn ( > 1mm). Sau đó được đưa đến bể xử lý sinh học (vi sinh).

4.2 Xử lý sinh học (vi sinh):

Trong quá trình xử lý, vi sinh vật được thêm vào nước rỉ rác. Các vi sinh vật này có khả năng phân giải chất hữu cơ và chất ô nhiễm trong môi trường sống của chúng.

4.3 Phân giải chất hữu cơ:

Vi sinh vật tiến hành phân giải các chất hữu cơ có trong nước rỉ rác thành các chất vô hại hoặc ít độc hơn. Chúng cũng có thể chuyển hóa các chất hữu cơ thành chất khí, chất bẩn hoặc chất rắn.

4.4 Kiểm soát yếu tố môi trường:

Để đảm bảo quá trình vi sinh diễn ra hiệu quả, các yếu tố môi trường như: nhiệt độ; độ pH; và mức độ ôxy hóa phải được kiểm soát và duy trì trong khoảng phù hợp cho vi sinh vật.

4.5 Xử lý hoặc xả thải an toàn:

Sau khi quá trình vi sinh hoàn thành. Nước đã qua xử lý có thể được tiếp tục xử lý hoặc xả thải an toàn vào môi trường.

Ngoài ra, phương pháp xử lý nước rỉ rác bằng vi sinh có một số ưu điểm, bao gồm:

  • Tính bền vững và tự nhiên:

Phương pháp này không sử dụng các chất hóa học độc hại. Từ đó giúp duy trì tính tự nhiên và bền vững của môi trường.

  • Giảm tải ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng:

So với các phương pháp xử lý truyền thống, phương pháp sinh học giúp giảm tải ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

  • Áp dụng linh hoạt:

Phương pháp này có thể áp dụng trong các quy mô khác nhau. Từ hộ gia đình đến quy mô lớn hơn, đáp ứng nhu cầu xử lý nước rỉ rác ở các địa điểm khác nhau.

Tuy nhiên, phương pháp xử lý sinh học chỉ phù hợp với nước thải rỉ rác tại bãi chôn lấp cũ, bãi chôn lấp lâu năm có tuổi thọ cao. Còn trong việc xử lý nhóm nước rỉ rác khác, phương pháp sinh học sẽ là được kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau. Và được ứng dụng vào quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác cụ thể.

5. Xử lý nước thải rỉ rác bằng màng RO.

Hệ thống xử lý nước rỉ rác bằng màng RO sẽ gồm nhiều phương pháp xử lý nước. Chúng được kết hợp cùng màng RO, như là:

  • Tuyển nổi;
  • Khử ni tơ;
  • Keo tụ tạo bông;
  • Lọc cát; Lọc tinh;
  • Siêu lọc;
  • Khử trùng bằng tia cực tím;
  • Làm mềm;
  • Tái khoáng;
  • Ozone hóa; ….

Màng RO có thể xử lý trực tiếp nước rỉ rác thành nước đạt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên việc này sẽ gây hại cho màng lọc, giảm tuổi thọ và tiêu tốn nhiều chi phí vận hành. Dẫn tới việc đầu tư không còn hiệu quả.

Do đó, trước khi nước thải rỉ rác được dẫn vào hệ thống RO, nước thải cần được xử lý sơ bộ tại quá trình tiền xử lý.

Tại tiền xử lý nước thải được loại bỏ các tạp chất lớn, như cặn bùn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và các hợp chất hòa tan.

Sau đó, nước thải rỉ rác được đưa vào hệ thống màng RO dưới áp lực cao. Màng RO có cấu trúc đặc biệt với các lỗ nhỏ, chỉ cho phép nước đi qua màng trong khi các chất ô nhiễm và tạp chất bị cản trở và bị loại bỏ.

Nước sạch sau quá trình RO được xả thải hoặc sử dụng cho các mục đích phù hợp. Hoặc tiếp tục qua các bước xử lý tiếp theo nếu cần thiết.

5.1 Ưu điểm xử lý nước thải rỉ rác bằng màng RO:

  • Loại bỏ hiệu quả các chất ô nhiễm, vi khuẩn, muối, kim loại nặng và các chất hữu cơ khỏi nước.
  • Cung cấp nước sạch và tinh khiết, phù hợp cho việc tái sử dụng hoặc xả thải an toàn.
  • Tính linh hoạt trong việc điều chỉnh mức độ xử lý và hiệu suất của hệ thống RO.

5.2 Nhược điểm khi xử lý nước rỉ rác bằng màng RO:

Sử dụng RO đòi hỏi áp lực cao để đẩy nước qua màng. Do đó cần một hệ thống bơm mạnh và hệ thống module màng cho phép áp lực cao.

Hệ thống RO tạo ra dòng thải bỏ sau RO có nồng độ rất cao. Do đó cần có hệ thống đốt để xử lý tiếp hoặc quay về bãi chôn lấp.

Phụ thuộc nhiều vào chất lượng màng RO từ nhà cung cấp. Màng có thể bị hư hỏng bởi các chất ô nhiễm, vi sinh vật và cặn bùn. Do đó cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế màng để đảm bảo hiệu suất của hệ thống.

Dich vu xu ly nuoc ri rac thai tai Viet Nam
Cơ chế hoạt động của công nghệ màng xử lý nước rỉ rác của TVTS

Để có hiệu quả cao cần có loại màng RO phù hợp cho nước rỉ rác. Đáp ứng tuổi thọ màng cao, thu hồi lượng nước sạch cao, không tốn nhiều hóa chất xử lý màng, ….

6. Tổng kết

Dành nhiều năm nghiên cứu các giải pháp xử lý nước rỉ rác. TVTS đã lắp đặt hơn 10 hệ thống xử lý nước rỉ rác tại  Việt Nam. Chúng tôi tự tin có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả và phù hợp với nhu cầu cho nhà máy của bạn.

Việc ứng dụng công nghệ màng SPRO của Đức và các phương pháp xử lý nước. TVTS thiết kế hệ thống xử lý một cách hợp lý theo từng module. Hệ thống dễ dàng sửa chữa và nâng cấp. Chúng tôi tự tin tạo ra giá trị bền vững cho nhà máy của bạn. Giá trị ấy được thể hiện trên từng sản phẩm mà chúng tôi cung cấp.

Cac phuong phap xu ly nuoc ri rac hien nay
Hệ thống xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ màng SPRO

Hãy lựa chọn TVTS làm đối tác tin cậy của bạn trong việc xử lý nước rỉ rác. Và chúng tôi luôn đồng hành cùng quý khách hàng để đạt được hiệu quả đã đặt ra. Từ đó xây dựng sự thành công trong chính công việc của mình.