Bạn đang tìm hiểu về những quy định đối với zero liquid discharge trong sản xuất. Trước hết chúng ta cần hiểu được  zero liquid discharge – ZLD là gì?

Một vài nội dung cần nắm về zero liquid discharge

Quy trình Không xả thải chất lỏng “Zero liquid discharge” là quy trình xử lý nước sử dụng các giải pháp kỹ thuật để thu hồi nước sạch tối đa và đưa các chất ô nhiễm trong nước thành chất thải rắn.

Hiện nay, trong cách quy trình xử lý nước và thu hồi nước sạch thì “Zero liquid discharge” là giải pháp đòi hỏi khắt khe nhất. Nước sạch thu hồi được đạt các tiêu chuẩn về tái sử dụng cho sản xuất và đời sống.

Do đó mà “Zero liquid discharge” tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp, ý nghĩa bảo vệ tài nguyên và môi trường, bao gồm:

  • Tiết kiệm chi phí mua nước sử dụng cho sản xuất và xử lý nước thải.
  • Khối lượng chất thải bỏ sau sản xuất giảm đáng kể. Phục hồi một số nguyên liệu có giá trị cho sản xuất, ví dụ như muối natri.
  • Tiết kiệm nước và bảo tồn tài nguyên nước. Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
  • Giảm thiểu tác động xả thải đến môi trường, hiệu ứng nhà kính.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong sản xuất. Xây dựng thương hiệu an toàn, thân thiện với người dùng và môi trường.
Zero liquid discharge (ZLD) mang lại giá trị bền vững đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.

Với những giá trị mà “Zero liquid discharge” mang lại thì có lẽ ai cũng quan tâm đến những quy định và tiêu chuẩn về ZLD tại các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.

Cùng chúng tôi điểm danh qua một số quy định về Zero liquid discharge được đưa ra hiện nay:

Tại Việt Nam.

Tại điều 4 nguyên tắc chung về quản lý chất thải nghị định 38/2015/NĐ-CP, có chỉ ra:

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.

4. Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng-phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường.

5. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải”.

TVTS chạy thử nghiệm về tái sử dụng nước trong quy trình zero liquid discharge (ZLD).
Kết quả chạy thử nghiệm về tái sử dụng nước trong quy trình zero liquid discharge (ZLD).

Nhìn chung, theo nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu nhà nước ta chưa có quy định rõ ràng về Zero liquid discharge – ZLD. Hiện chỉ quy định về các tiêu chuẩn xả thải đối với nước thải, và khuyến khích tái sử dụng nguồn tài nguyên giảm thiểu phát thải và bảo vệ môi trường.

TVTS đã cung cấp hệ thống zero liquid discharge cho một số nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Tại Anh Quốc.

Theo báo quản lý môi trường, chuyên trang môi trường và đô thị có thống kê một số chính sách, quy định về ZLD tại một số quốc gia trên thế giới như sau:

Tại Anh, đối với giấy phép môi trường yêu cầu phải có minh chứng kỹ thuật tốt nhất hiện có, bao gồm hiệu quả sử dụng nước. Đã có quy định về tái sử dụng nước nhưng chưa có mục tiêu cụ thể được đặt ra.

Ngoài ra, một số chính sách về thuế ưu đãi, giảm thuế cho các doanh nghiệp tiết kiệm, tái sử dụng nước.

Tại Mỹ.

Quy định về tái sử dụng nước Zero liquid discharge sẽ được từng bang ban hành và quản lý. Nhưng cũng được giới hạn bởi những nguyên tắc chung.

Một số quy định được quản lý bởi EPA United States Emvironmental Protection Agency:

  • Luật nước uống an toàn (SDWA): Các nhà cung cấp nước có thể khai thác nước mặt hoặc nước ngầm theo giấy phép được cấp. Tuy nhiên chất lượng nước cung cấp ra thị trường phải đảm bảo chất lượng tối thiểu được quy định.
  • Luật Giám sát tuân thủ luật nước uống an toàn: EPA có hệ thống lấy mẫu tự động trên toàn khu vực quản lý, mục tiêu là giám sát chất lượng nước cung cấp luôn ở mức an toàn. Sẽ có thông báo cho người dân ngay khi nước tại một khu vực nào đó không đạt yêu cầu.
  • Luật bảo tồn và phục hồi tài nguyên quy định về quản lý chất thải nguy hại từ khi sinh ra đến khi xử lý triệt để chúng.
  • Ngoài ra còn một số quy định khác nhưng chưa có quy định cụ thể về việc tái sử dụng nước thải ZLD để sử dụng.

Tại Trung Quốc.

Theo trang chinawaterrisk thì tại Trung Quốc có ít nhất 7 nhà máy nhiệt điện và 10 nhà máy hóa chất đã lắp đặt và vận hành hệ thống ZLD. Tuy nhiên những quy định về ZLD chưa bắt buộc ở cấp quốc gia.

Một số tỉnh đã có những chính sách khuyến khích sử dụng ZLD. Hơn thế, chính quyền địa phương đã cam kết thúc đẩy ZLD với các ngành điện, thép, luyện cốc, than, …

Tạo ra các chương trình giảm thiếu tác động môi trường, hướng tới ZLD với phần thưởng giá trị bằng tiền mặt, ưu đãi khoản vay hoặc giảm thuế.

Tại Đức.

Những quy định nghiêm ngặt trong xả thải ngành điện than thúc đẩy sự ra đời của ZLD vào những năm 1980.

Đức tham gia xây dựng và thành lập công ước UNECE 19 về bảo vệ và quyền sử dụng nước xuyên biên giới vào năm 1992 với 41 thành viên. Luôn đảm bảo chất lượng nước tại các lưu vực sông bắt đầu vào quốc gia khác mình.

Các yêu cầu khắt khe đối với chất lượng nước uống được quy định trong Pháp lệnh Nước uống của Đức (Trinkw V 2001) và Chỉ thị về Nước uống của EU71 dẫn đến yêu cầu cao về xả thải. Từ đó lựa chọn về ZLD trở nên phổ biến hơn.

Bảng quy định chất lượng nước uống đối với một số thông số chất lượng nước tại Đức:

STT Thông số Giới hạn
1 E. Coli 0/250 ml
2 Cầu khuẩn ruột 0/250 ml
3 Acrylamit 0.0001 mg/l

Được tính toán theo thông số kỹ thuật của polyme

4 Benzen 0.001 mg/l
5 Bo 1.0 mg/l
6 Br 0.01 mg/l
7 Xyanua 0.05 mg/l
8 1,2-dicloetan 0.003 mg/l
9 Flo 1.5 mg/l
10 Nitrat 50 mg/l

Tổng lượng tử nồng độ nitrat bằng mg/l chia cho 50 và nồng độ nitrat tính bằng mg/l chia hết cho 3 không được lớn hơn 1

11 Hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật và hoạt chất trong chế phẩm diệt khuẩn 0.0001 mg/l
12 Hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật và hoạt chất trong chế phẩm diệt khuẩn tổng cộng 0.0005 mg/l
13 Thủy ngân 0.001 mg/l
14 Selen 0.01 mg/l
15 Uran 0.01 mg/l
16 Thạch tím 0.01 mg/l
17 Benzo (a) pyrene 0.00001 mg/l
18 Cadimi 0.003 mg/l
19 Cu 2.0 mg/l

Tại khu xử lý tập trung ở Tiruppur, India (2005).

Nước thải ngành công nghiệp dệt may tại Ấn Độ  được thải trực tiếp vào hệ thống nước mặt. Dẫn tới những ô nhiễm nghiêm trọng về chất lượng nước và đời sống của người dân khu vực lân cận. Dưới sự phản đối mạnh mẽ của người dân, vào năm 2011 ban kiểm soát ô nhiễm Tamil Nadu thực hiện quy định Zero liquid discharge.

Tiruppur là một trung tâm hàng dệt kim lớn, đóng góp 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt kim bông của Ấn Độ. Một trong những trung tâm sản xuất dệt may lớn nhất Ấn Độ.

Quy định về zero liquid discharge (ZLD) trong ngành dệt may.

Quy định về zero liquid discharge được yêu cầu tại các nhà máy ở quận Tirupur. Các nhà máy sản xuất dệt may phải loại bỏ gần như tất cả các chất ô nhiễm khỏi dòng nước thải.

Tuy nhiên, tại thời điểm này không có công nghệ khả thi về mặt thương mại để đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Điều này buộc nhiều đơn vị phải đóng cửa hoạt động hoặc chuyển sang các tiểu bang khác nơi quy định về zero liquid discharge không được triển khai.

Bên cạnh đó, theo một báo cáo khác do CRISIL phát hành vào tháng 2 năm 2011. Yêu cầu từ chính phủ về việc đảm bảo xả chất lỏng bằng không (ZLD). ZLD sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận hành của các đơn vị nhuộm và tẩy trắng, làm tăng từ 7% đến 10%.

Cuối cùng, dưới áp lực lớn về đơn đặt hàng và chính sách của chính quyền. Tiruppur đã trở thành cụm dệt may đầu tiên ở Ấn Độ đạt được mức xả chất lỏng bằng không “Zero liquid discharge”.

Tại tổ chức ZDHC (Zero Discharge Hazardous Chemical).

Riêng đối với tổ chức ZDHC (Zero Discharge Hazadous Chemical) đã tạo ra chương trình Roadmap to zero. Chương trình dẫn dắt ngành thời trang loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi chuỗi cung ứng của mình. Tạo ra sản phẩm thân thiện với người lao động, người tiêu dùng và môi trường.

ZDHC có sự tham gia của hơn 150 cộng tác viên từ những nhãn hàng lớn như: ASOS; Adiddas; Bemberg; Advance Denim; Hayleys Fabric; Jintec; Mango; Kingdom; …

Road map to zero by ZDHC organization

Các doanh nghiệp để được tham gia tổ chức ZDHC cần đáp ứng các quy định nghiệm ngặt với các loại hóa chất độc hại có trong: Đầu vào của quy trình sản xuất (input); Trong quá trình sản xuất (process); và Đầu ra (output): đối với cả sản phẩm và chất thải.

Trong đó Zero liquid discharge là một tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức ZDHC. Tại đây ZLD được hỗ trợ với những quy định đơn giản hơn hẳn các phương pháp xử lý và xả thải khác. Vì những ưu điểm vượt trội rõ ràng của nó trong lĩnh vực xử lý nước thải dệt nhuộm.

Để đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn ZDHC thì việc đưa nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn về ZLD là cách đơn giản nhất. Đây có thể là con đường ngắn nhât và tiết kiệm hơn các tiêu chuẩn và yêu cầu khác của tổ chức ZDHC.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ZDHC sẽ nâng tầm uy tín của thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp dệt may hiện nay đều đang hướng tới ZDHC hay ZLD cho nhà máy sản xuất của mình.

Tổng kết.

Tóm lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được những giá trị mà zero liquid discharge mang lại cho sự phát triển của nhân loại. Việc ZLD trở nên phổ biến trên toàn cầu là việc sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Các đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư hệ thống ZLD cần nắm được những chính sách, quy định về Zero liquid discharge (ZLD) tại quốc gia sở tại. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Tham khảo công nghệ và kỹ thuật về ZLD để có những bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Các quy định về zero liquid discharge (ZLD).

Chúng tôi cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết này. Nếu bài viết có nội dung nào chưa phù hợp và cần được điều chỉnh. Hãy cho chúng tôi biết để cùng thảo luận và nâng cao chất lượng bài viết nhé.

Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

Giải pháp “Zero liquid discharge (ZLD)” không xả thải chất lỏng