Chi phí đầu tư hệ thống ZLD – Zero liquid discharge là khoảng 20,000,000 vnđ đến 100,000,000 vnđ trên 1 mét khối nước sạch. Thời gian thu hồi vốn từ 5 đến 7 năm. Chi tiết được trình bày trong mục số 3 của bài viết.
Trước những yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý tại các nhà máy sản xuất ngày càng cao. Nhu cầu cần thiết về Zero liquid discharge (ZLD) không chỉ ở Việt Nam mà cả các quốc gia trên thế giới.
Khi chính nhà máy của bạn đang cần lắp đặt hệ thống ZLD. Câu hỏi mà bạn quan tâm đó là: “Chi phí đầu tư hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) là bao nhiêu?”. Các nội dung liên quan sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Nội dung
1. Nhà máy ZLD bao gồm những gì?
Nhà máy ZLD bao gồm các quy trình sản xuất tại nhà máy và hệ thống thu hồi xử lý nước đạt tiêu chuẩn ZLD. Nước sau xử lý cho phép tái sử dụng và không xả thải chất lỏng. Sản phẩm cuối cùng là nước sạch và chất rắn.
Nhà máy ZLD gồm có:
– Nước cấp đầu vào.
– Dây truyền sản xuất.
– Hệ thống thu hồi nước thải.
– Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn ZLD (tiền xử lý, siêu lọc, trao đổi ion, bay hơi, sấy kết tinh, …).
– Bể chứa nước sạch (có thể tái sử dụng, tuần hoàn về sản xuất, …).
– Khu vực xử lý chất rắn cuối cùng (có thể được thu hồi để tái sử dụng).
Có thể bạn quan tâm: Hệ thống Zero liquid discharge gồm những công nghệ nào?
2. Các yếu tố tác động đến chi phí đầu tư hệ thống ZLD cho nhà máy sản xuất.
2.1 Tính chất nước thải cần xử lý.
Tính chất nước thải càng phức tạp, nồng độ các chất trong nước thải càng lớn. Đòi hỏi công nghệ xử lý nước nhiều bậc, tiên tiến và hiện đại. Các công nghệ này có thể sẽ làm tăng chi phí đầu tư so với các phương pháp xử lý nước thải thông thường.
2.2 Công suất.
Công suất nước càng lớn càng tối ưu công suất thiết kế của hệ thống xử lý. Nước được xử lý liên tục không làm hệ thống tạm ngưng gây gián đoạn. Nhưng không có nghĩa là công suất càng lớn thì chi phí càng rẻ.
Ví dụ hệ thống xử lý nước 50 m3/ngày đêm và 100 m3/ngày đêm khối lượng thiết bị lắp đặt cho hai hệ thống không khác nhau nhiều. Nếu tính đơn giá chi phí đầu tư cho 1m3 nước sạch thì hệ thống xử lý nước 100 m3/ngày đêm sẽ rẻ hơn.
Để hiểu đúng hơn thì khi đầu tư một hệ thống xử lý nước cần lưu ý đến đơn giá trên mét khối nước sạch chứ không phải tổng chi phí đầu tư cho một hệ thống.
2.3 Chất lượng nước sau xử lý.
Để đạt được chất lượng nước sau xử lý cao, đòi hỏi công nghệ xử lý nước tiên tiến và hiện đại. Từ đó dẫn đến tăng chi phí đầu tư hơn đối với yêu cầu thấp cho chất lượng nước thải sau xử lý.
2.4 Kế hoạch và chi phí dự kiến đầu tư.
Tùy thuộc mục tiêu và ngân sách đầu tư mà khi lập kế hoạch cho nhà máy. Trong hệ thống ZLD sẽ lựa chọn những thiết bị, công nghệ phù hợp với ngân sách đưa ra.
2.5 Không gian lắp đặt tác động đến chi phí đầu tư hệ thống ZLD.
Không chỉ đối với hệ thống ZLD mà cả đối với các hệ thống xử lý nước khác. Không gian lắp đặt luôn là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chi phí đầu tư. Cụ thể:
Khi diện tích lắp đặt hạn chế sẽ dẫn đến việc phải lựa chọn các thiết bị nhỏ gọn nhưng vẫn phải đạt công suất yêu cầu. Hoặc phải tìm đến những giải pháp tiết kiệm diện tích khác. Vấn đề này sẽ làm tăng chi phí đầu tư hơn là có diện tích lắp đặt rộng rãi.
Cơ sở hạ tầng: nếu không gian lắp đặt hạn chế, việc thi công hệ thống đường ống dẫn nước, bồn bể, hầm chứa, … sẽ phải tìm đến các phương án tối ưu không gian lắp đặt. Điều này có thể sẽ làm tăng chi phí xây dựng.
Độ phức tạp của hệ thống: khi diện tích lắp đặt nhỏ, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước sẽ trở nên phức tạp hơn. Các thiết bị phải được tối ưu hóa để phù hợp với không gian hạn chế. Yêu cầu các phương pháp lắp đặt đặc biệt. Từ đó tăng chi phí thiết kế và sản xuất.
Tính tiện nghi và an toàn: không gian lắp đặt hệ thống xử lý nước ảnh hưởng đến sự tiện nghi và an toàn của công nhân trong quá trình vận hành và bảo trì. Việc không có đủ không gian để làm việc sẽ không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Điều này có thể tăng chi phí đầu tư ban đầu.
2.6 Mức giá theo thị trường.
Khi nhà máy của bạn được đặt trong khu vực có mức sống cao dẫn theo giá thành cho sản phẩm bạn mua cũng cao theo. Bao gồm chi phí thiết bị, nhân công, máy móc, …
Có thể xem xét đến trường hợp tìm đơn vị cung cấp dịch vụ ở những khu vực và quốc gia có giá thị trường thấp hơn. Nhưng với cùng công nghệ tương đương. Xem xét các điểm để có thể tiết kiệm được một khoản phí đáng kể cho nhà máy của bạn.
2.7 Tiện ích của hệ thống ZLD.
Lựa chọn công cụ lập trình hiện đại để vận hành nhà máy hoàn toàn tự động hoặc bán tự động. Đây cũng là một yếu tố cần cân đối ngân sách khi đầu tư hệ thống ZLD.
Khi đầu tư hệ thống tiên tiến và hiện đại sẽ tránh được những rủi ro do lỗi từ con người. Đồng thời cũng yêu cầu đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Ngược lại, đầu tư hệ thống vận hành hoàn toàn từ con người sẽ tiêu hao lượng lớn nhân công. Phát sinh nhiều lỗi vận hành từ công nhân, dẫn tới hệ thống hoạt động không được ổn định. Tác động xấu đến toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy.
Việc kết hợp hài hòa giữa tự động hóa dưới sự kiểm soát của con người sẽ là phương án được đánh giá cao.
2.8 Chi phí dịch vụ đi kèm.
Một số chi phí đi kèm khi lắp đặt hệ thống cần lưu ý với nhà thầu. Bao gồm:
– Chi phí thiết kế.
– Chi phí hóa chất vận hành.
– Chi phí nhân công vận hành.
– Chi phí vận chuyển.
– Phí phân tích chất lượng nước.
3. Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước ZLD.
3.1 Tỉ lệ phần trăm chi phí của các quy trình xử lý nước thuộc hệ thống ZLD.
Quá trình xử lý nước ZLD khá giống với các quy trình xử lý nước thải của các ngành sản xuất. Tuy nhiên phần chi phí được phân bổ theo từng hạng mục xử lý nước sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về bố cục chi phí đầu tư. Từ đó có được những phân tích và lựa chọn đầu tư hiệu quả hơn.
Bảng tỉ lệ chi phí đầu tư hệ thống ZLD tại Việt Nam.
STT | Hạng mục | Tỉ lệ trên tổng chi phí (%) |
1 | Tiền xử lý | 20% |
2 | Siêu lọc RO (chuyên dùng cho nước thải và tỉ lệ thu hồi cao) | 30% |
3 | Bay hơi và kết tinh | 40% |
4 | Chi phí khác | 10% |
Chi phí đầu tư hệ thống ZLD trong bảng được đề xuất công nghệ hoặc thiết bị xử lý nước cụ thể. Khi có sự điều chỉnh theo thiết kế chi phí sẽ có sự thay đổi nhất định.
3.2 Bảng giá hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) tại Việt Nam được cung cấp bởi TVTS.
Mô tả sản phẩm
Hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) – Công nghệ chính: Tiền xử lý, công nghệ màng RO kênh hở, bay hơi Force Circulation MEE – Công suất đầu vào: 100 m3/ngày – Vật liệu chính: Thép không gỉ – Nhà điều hành: Nhà tiền chế – Bảng điều khiển: Lập trình tự động, PLC |
Giá cả (VNĐ) |
Hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) 100 KLD
Ứng dụng cho nước thải ngành dược phẩm, y tế, hóa chất |
10.550.000.000 VNĐ |
Hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) 100 KLD
Ứng dụng cho nước thải ngành đồ uống và nước giải khát |
6.765.900.000 VNĐ |
Hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) 100 KLD
Ứng dụng cho nước thải ngành dệt may |
9.950.000.000 VNĐ |
Hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) 100 KLD
Ứng dụng cho nước thải ngành xi mạ, mạ điện, điện tử |
10.950.000.000 VNĐ |
Hệ thống Zero liquid discharge (ZLD) 100 KLD
Ứng dụng cho nước thải ngành thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ |
8.655.450.000 VNĐ |
Ghi chú: Giá chưa bao gồm thuế GTGT và chi phí hóa chất, vận hành hệ thống.
Bảng giá là cơ sở để nhà đầu tư cân đối ngân sách đầu tư. Từ đó lên kế hoạch triển khai hệ thống ZLD cho nhà máy của mình được hợp lý hơn.
Khi có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về chi phí, kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực xử lý nước và môi trường. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn.