1. Chi Phí Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ bao gồm các loại chi phí sau:

1.1 Chi phí năng lượng

  • Điện năng: Hệ thống xử lý nước thải cần sử dụng nhiều thiết bị cơ khí như máy bơm, máy nén khí, quạt thổi khí, và máy khuấy để vận hành. Các quá trình xử lý sinh học, hóa học, và vật lý cũng yêu cầu tiêu tốn năng lượng điện để duy trì hoạt động ổn định.
  • Chi phí ước tính: Tùy thuộc vào quy mô, công nghệ xử lý và loại hình nước thải, chi phí điện có thể chiếm từ 30% đến 50% tổng chi phí vận hành.
Chi phi nang luong dien nang trong van hanh he thong xu ly nuoc thai
Chi phí năng lượng điện năng

1.2. Chi phí nhân công

  • Nhân sự vận hành: Bao gồm chi phí cho kỹ sư, nhân viên vận hành, và kỹ thuật viên. Các nhân sự này có trách nhiệm vận hành hệ thống, kiểm soát quy trình xử lý và thực hiện các công việc bảo trì, giám sát chất lượng nước đầu ra.
  • Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Cần có chi phí để đào tạo nhân viên, đảm bảo họ nắm vững công nghệ xử lý và các yêu cầu vận hành an toàn.
  • Chi phí ước tính: Chi phí nhân sự có thể chiếm từ 10% đến 30% tổng chi phí vận hành, tùy vào quy mô và số lượng nhân viên cần thiết.
Chi phi nhan cong van hanh he thong xu ly nuoc thai
Chi phí nhân công vận hành hệ thống

1.3. Chi phí hóa chất vận hành

  • Hóa chất xử lý: Các trạm xử lý nước thải thường sử dụng nhiều loại hóa chất để xử lý nước, như chlorine (clo), polyme, phèn, soda, hoặc chất điều chỉnh pH. Hóa chất được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm, khử trùng, và điều chỉnh độ pH của nước thải.
  • Chi phí ước tính: Chi phí hóa chất thường chiếm từ 10% đến 20% tổng chi phí vận hành, nhưng có thể cao hơn nếu nước thải cần xử lý đặc biệt như nước thải công nghiệp.
Chi phi hoa chat van hanh he thong xu ly nuoc thai
Chi phí hóa chất

1.4. Chi phí bảo trì và sửa chữa, vật tư tiêu hao

  • Bảo trì định kỳ: Hệ thống xử lý cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định, từ máy bơm, quạt gió, đến các thiết bị điện tử và hệ thống ống dẫn. Việc thay thế linh kiện hư hỏng hoặc bảo dưỡng thiết bị là cần thiết để ngăn ngừa sự cố lớn.
  • Sửa chữa và thay thế thiết bị: Khi các thiết bị bị hỏng hoặc hao mòn sau thời gian dài sử dụng, cần phải sửa chữa hoặc thay thế để tránh làm gián đoạn quá trình xử lý.
  • Chi phí ước tính: Chi phí bảo trì và sửa chữa có thể chiếm từ 10% đến 20% tổng chi phí vận hành.

1.5. Chi phí quản lý bùn thải

  • Thu gom và vận chuyển bùn thải: Bùn thải từ quá trình xử lý nước cần được thu gom và vận chuyển đến các nơi xử lý bùn chuyên dụng hoặc nơi tiêu hủy.
  • Xử lý bùn: Một số trạm xử lý có thể tự thực hiện quy trình xử lý bùn (ví dụ: ép bùn, sấy bùn), trong khi những trạm khác phải thuê dịch vụ bên ngoài để xử lý bùn.
  • Chi phí ước tính: Chi phí quản lý bùn thải chiếm khoảng 5% đến 15% tổng chi phí vận hành.
Chi phi xu ly bun thai
Xử lý bùn thải với chi phí tiết kiệm nhất

1.6. Chi phí giám sát và phân tích

  • Phân tích chất lượng nước: Trạm xử lý nước thải cần giám sát liên tục các thông số chất lượng nước như BOD, COD, TSS, pH,…. Và các chỉ số khác để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chuẩn.
  • Trang thiết bị đo lường: Các thiết bị đo lường và cảm biến cần được hiệu chuẩn và bảo trì thường xuyên để đảm bảo độ chính xác.
  • Chi phí ước tính: Chi phí giám sát và phân tích chất lượng nước thường chiếm từ 5% đến 10% tổng chi phí vận hành.
Chi phi giam sat va phan tich trong van hanh he thong xu ly nuoc thai
Chi phí giám sát và phân tích

1.7. Chi phí quản lý và hành chính

  • Chi phí quản lý: Gồm chi phí hành chính, giấy tờ, phí cấp phép, và các thủ tục liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Chi phí dịch vụ: Nếu trạm xử lý thuê dịch vụ tư vấn quản lý hoặc kỹ thuật từ bên ngoài, sẽ có thêm chi phí cho các dịch vụ này.
  • Chi phí ước tính: Chi phí quản lý hành chính chiếm khoảng 5% đến 10% tổng chi phí vận hành.
Chi phi quan ly hanh chinh trong van hanh he thong xu ly nuoc thai
Chi phí quản lý hành chính

1.8. Chi phí đầu tư thiết bị công nghệ cao

  • Công nghệ tiên tiến: Nếu trạm xử lý sử dụng các công nghệ hiện đại như lọc màng sinh học (MBR), công nghệ lọc UV, hoặc hệ thống tự động hóa, chi phí đầu tư ban đầu và bảo trì các công nghệ này có thể cao.
  • Hiệu quả lâu dài: Tuy nhiên, các công nghệ cao thường giúp giảm chi phí vận hành lâu dài, tăng hiệu quả xử lý và tiết kiệm năng lượng.

2. Tóm Tắt Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Vận Hành

2.1 Liệt kê các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí vận hành hệ thống xử lý nước

  • Quy mô trạm xử lý: Các trạm xử lý nước thải lớn có thể tiết kiệm chi phí do quy mô kinh tế, trong khi các trạm nhỏ có chi phí cao hơn tính trên mỗi m³ nước thải.
  • Công nghệ xử lý: Các công nghệ phức tạp và tiên tiến có chi phí đầu tư và bảo trì cao hơn nhưng có thể giúp giảm chi phí năng lượng và tăng hiệu quả xử lý.
  • Chất lượng và loại nước thải: Nước thải sinh hoạt thường dễ xử lý hơn nước thải công nghiệp, vì vậy chi phí xử lý nước thải công nghiệp thường cao hơn.

2.2 Bảng ước tính chi phí vận hành đối với một số loại nước thải tại TVTS

Bảng giá trị này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố chính gây tác động (mục 2.1)

(Đơn vị: VNĐ/m3)

STTLoại nước thảiCông suất (m3/ngày)Chi phí vận hành (VNĐ)
1Nước thải nguy hại (TDS<60.000ppm)200100.000 – 200.000
2Nước rỉ rác (TDS < 30.000 ppm)20060.000 – 100.000
3Nước thải công nghiệp (TDS<30.000 ppm)20020.000 – 40.000
4Tái sử dụng nước trong sản xuất20010.000 – 15.000
5Không xả chất thải lỏng200100.000 – 600.000
6Nước cấp cho sản xuất2005.000 – 10.000
7Nước thải sinh hoạt2002.000 – 5.000

Lưu ý: Chi phí vận hành (VNĐ) là chi phí tổng cộng bao gồm điện năng, hóa chất, nhân công, chi phí bảo dưỡng và bảo trì.

2.3 Bảng ước tính chi phí theo loại nước thải và công suất chung

(Đơn vị: VNĐ/m3)

Loại nước thảiCông suất (m³/ngày)Điện năngHóa chấtNhân côngBảo trìTổng cộng
Nước thải sinh hoạt≤502.5005.0003.0001.00011.500
100 – 2002.2004.0002.0001.0009.200
300 – 5002.0003.5001.7008008.000
600 – 1.0002.0003.0001.5006007.100
>1.0002.0002.5001.2005006.200
Nước thải dệt nhuộm100 – 2004.00013.0004.0002.00022.500
300 – 5003.00010.0003.0001.50017.500
600 – 1.0003.0008.0002.5001.30014.800
>1.0003.0007.0002.0001.00013.000
Nước thải bệnh viện≤503.0004.0002.0001.00010.000
100 – 2002.5003.5002.0001.0009.000
300 – 5002.5003.0001.5008007.800
600 – 1.0002.0003.0001.5006007.100
>1.0002.0002.5001.2005006.200
Nước thải thực phẩm≤503.0005.0003.0001.00012.000
100 – 2002.5004.5003.0001.00011.000
300 – 5002.5004.0002.5001.00010.000
600 – 1.0002.0003.5002.0007008.200
>1.0002.0003.0001.5005007.000

Lưu ý: Bảng giá trị đang áp dụng cho nước thải đầu ra cột B, QCVN. Chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất nước thải đầu vào và tiêu chuẩn nước đầu ra thực tế.

3. Đề xuất một số phương án tiết kiệm chi phí vận hành

  • Nên lựa chọn sử dụng công nghệ tiêu tốn điện năng và hóa chất thấp, ưu tiên công nghệ cao để giảm chi phí và bảo vệ môi trường.
  • Sử dụng hệ thống tự động để giảm chi phí nhân công và tăng hiệu quả vận hành.
  • Bảo trì bảo dưỡng đều đặn theo kế hoạch, từ đó bảo thiết bị hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí sửa chữa.
  • Giảm chi phí xử lý bùn bằng cách lựa chọn công nghệ xử lý bùn trực tiếp từ nước thải

Việc tối ưu hóa chi phí vận hành trạm xử lý nước thải đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng giữa nhiều yếu tố. Như công nghệ, quản lý vận hành và bảo trì hệ thống, …